Đề số 5 – Đề kiểm tra học kì 2 – Ngữ văn 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 – Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Ngữ văn 11

Đề bài

PHẦN I.  ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Có quan niệm cho rằng, trong đời sống, có thể dùng nước mà không cần giữ gìn, tiết kiệm. Đó là một sự nhầm lẫn của những người có tầm nhìn hạn hẹp. Bởi nguồn nước ngọt trên trái đất chỉ có hạn, tình trạng thiếu nước sạch đã xảy ra trong hiện tại và có thể còn xảy ra gay gắt hơn trong tương lai, nếu chúng ta không chú ý bảo vệ nguồn nước. Vì thế, ngay từ bây giờ, xin hãy đừng lãng phí nước.”

(Sách bài tập Ngữ văn 11, tập 2, trang 87, 88)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3 (0,5 điểm): Xác định thành phần phụ trong câu “Vì thế, ngay từ bây giờ, xin hãy đừng lãng phí nước.”

Câu 4 (1,0 điểm): Hậu quả sẽ như thế nào nếu thiếu nguồn nước sạch? (Hãy viết 5- 7 dòng nói về điều đó).

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về lối sống tiết kiệm.

Câu 2: (5,0 điểm)

Phân tích bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.

Lời giải chi tiết

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: nghị luận.

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên:

–   Đoạn trích phản bác quan niệm sai lầm về sự vô hạn củanguồn nước ngọt. (0,5 điểm)

–   Thực trạng thiếu nguồn nước ngọt đang diễn ra gay gắt và lời kêu gọi đừng lãng phí nước. (0,5 điểm)

Câu 3. Thành phần phụ của câu là : “Vì thế, ngay từ bây giờ”

Câu 4. Học sinh trình bày được hậu quả của thiếu nước sạch theo các ý:

–   Tác động tiêu cực đến việc trồng cây xanh

–   Tăng nguy cơ hỏa hoạn

–   Thiếu sự tiếp cận nguồn nước sạch dẫn đến đói nghèo, bệnh tật

–   Vấn đề vệ sinh cơ bản cũng trở nên trầm trọng

Phần II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về lối sống tiết kiệm (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về lối sống tiết kiệm.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

– Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. Đầu đoạn viết lùi vào, chữ đầu đoạn viết hoa, có dấu chấm hết đoạn; tránh nhầm sang trình bày hình thức bài văn.

– Đảm bảo dung lượng đoạn văn: 200 chữ khoảng 1-1,5 trang giấy thi).

b. Đoạn văn lập luận chặt chẽ, có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

c. Triển khai các vấn đề cần nghị luận rõ ràng:

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

Trình bày quan điểm cá nhân với lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, không đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp

*   Mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận: quan điểm về tiết kiệm.

*   Thân đoạn:

–   Giải thích khái niệm tiết kiệm: Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác.

–   Trình bày quan điểm tiết kiệm của bản thân:

+ Vì sao phải tiết kiệm? Vì tiết kiệm để tích lũy, cải thiện cuộc sống. Đối với bản thân thì tiết kiệm là biểu hiện đạo đức của mỗi con người: không xa hoa đua đòi, lãng phí tiền của, thời gian vào những việc không cần thiết; đó cũng là biểu hiện của lối sống khoa học có văn hóa.

+ Tiết kiệm những gì? Tiết kiệm tiền của, vật tư trong sản xuất, trong sinh hoạt, trong tiêu dùng của toàn xã hội cũng như của mỗi cá nhân. Tiết kiệm thời gian, sức lao động.

–    Thực trạng và lời kêu gọi: vẫn còn những người có suy nghĩ và hành động lệch lạc, không biết tiết kiệm. Cần biết tiết kiệm, nó thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và người khác.

–   Nêu bài học nhận thức và hành động.

* Kết đoạn: Khẳng định giá trị và ý nghĩa của tiết kiệm đối với cuộc sống.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

Phân tích bài thơ” Chiều tối” của Hồ Chí Minh.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định vấn đề cần nghị luận

Xác định đúng vấn đề nghị luận: giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* MB:

– Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh.

– Giới thiệu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; thể hiện được cảm nhận sâu sắc và các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ; vận dụng tốt các thao tác lập luận (trong đó phải có thao tác phân tích); kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và đưa dẫn chứng.

* TB: Cần trình bày các ý sau:

1. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối

–   Hình ảnh thơ:

Chim – về rừng tìm cây ngủ Mây- lơ lửng trên bầu trời

dấu hiệu của trời tối, thời gian nghệ thuật gợi nỗi nhớ nhà, nỗi buồn.

–   Cảnh núi rừng hoang vắng, một cánh chim giữa núi rừng, một đám mây lẻ loi, côi cút giữa bầu trời => hình ảnh chất liệu cổ điển, thường gặp trong thơ cổ.

–   Thiên nhiên có hồn, cảnh vật , cảnh chiều cô đơn, vắng lặng.

–   Tác giả sử dụng bút pháp cổ điển: tả ít gợi nhiều, chỉ vài nét chấm phá mà vẫn ghi lại được linh hồn của tạo vật.

–   Không gian và thời gian nghệ thuật là sự thể hiện tâm trạng của nhà thơ. Sau một ngày đi đường gian lao, vất vả, khi đêm tối dần buông xuống giữa núi rừng, Bác cũng cảm thấy buồn, cô đơn, nhớ nhà và khao khát một tổ ấm, một chốn dung thân. Trái tim của Người cũng đập những nhịp đập của con người bình thường.

2. Hai câu cuối: Bức tranh cuộc sống

– Hình ảnh con người lao động khỏe khoắn hiện ra bên lò lửa một cách tự nhiên, bình dị.

– Thời gian vận động đi đôi với vòng quay của cối xay ngô của cô gái xóm núi. Nghệ thuật lặp vòng trong câu thơ đã nói lên điều đó: khi cối xay ngừng lại- ngô xay xong thì lò than đã rực hồng- tức là trời tối hẳn.

– Trời tối nhưng không gian thơ lại sáng, rực rỡ một màu hồng ấm áp, chan chứa niềm vui, chan chứa tình người, tình gia đình, quê hương, tràn đầy sự sống và ánh sáng.

– Từ “hồng” đã làm cho bức tranh thiên nhiên nổi bật lên một màu rực rỡ mà trung tâm là thiếu nữ xóm núi xay ngô – con người làm chủ thiên nhiên. “Lô dĩ hồng” đem lại cho bài thơ tất cả màu sắc, ánh sáng, sức ấm nóng, sức lan tỏa, sự vận động,…

KB: Đánh giá

–   Nội dung: Vẻ đẹp của tâm hồn Bác: bình dị mà vĩ đại

–   Nghệ thuật: cổ điển mà hiện đại

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu tả như thế nào?

Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu tả như thế nào?

 Văn lớp 11: Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu…
Phân tích bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

Phân tích bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

Đề bài: Phân tích bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh Bài…
Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Đề bài: Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm Bài làm  Đâu…
Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Bài làm  1.…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *