Đề số 8 – Đề kiểm tra học kì 1 – Ngữ văn 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 – Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 11

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)

1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1đến Câu 4

Ở làng quê nọ, trời đã hạn hán trong khoảng thời gian rất lâu. Các cánh đồng đều khô hạn, cỏ cây héo úa cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn. Hàng tháng đã trôi qua và mọi người dường như đã mất hết kiên nhẫn. Nhiều gia đình đã rời khỏi làng, còn những gia đình khác chỉ còn biết chờ đợi trong tuyệt vọng. Cuối cùng ông trưởng làng quyết định tổ chức một buổi cầu nguyện tập thể trên ngọn đồi cao nhất vùng. Ông thuyết phục tất cả mọi người trong làng đến dự và người phải mang theo một vật thể hiện lòng tin của mình.

Chiều thứ bảy, những người dân làng với vẻ mặt mệt mỏi tập tring trên ngọn đồi và đều quên mang theo những đồ vật thể hiện lòng tin. Có người mang theo một cái móng ngựa may mắn, có người mang theo chiếc mũ bảo vật của gia đình… Mặc dù chẳng ai tin chúng có thể thay đổi điều gì nhưng họ cũng đã mang theo rất nhiều thứ quý giá. Như thể có phép màu, mây đen kéo tới và trời đổ mưa – những giọt mưa đầu tiên sau bào tháng trời khô hạn. Mọi người đều hân hoan vui sướng và ngay lập tức nổ ra một cuộc tranh cãi xem đồ vật nào đã mang lại may mắn cho ngôi làng. Ai cũng cho rằng đồ vật của mình là linh thiêng nhất. Bỗng người ta nghe thấy tiếng một bé gái reo lên:

-Con đã biết thế nào trời cũng đổ mưa mà. Mẹ thấy không, con mang theo chiếc ô này, bây giờ thì mẹ con mình về nhà mà không bị ướt!

(Truyện ngụ ngôn – Sống đẹp.net)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5đ)

Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? (0,5đ)

Câu 3. Xác định nội dung chính của văn bản? (0,5đ) Đặt nhan đề cho văn bản? (0,5đ)

Câu 4. Theo em, trong câu chuyện trên ai là người có niềm tin nhất? (0,5đ). Từ đó, em rút ra được bài học gì? (0,5đ)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. Nghị luận xã hội (2,0 điểm)

Từ văn bản trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về niềm tin của con người trong cuộc sống.

Câu 2. Nghị luận văn học (5,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Nhân vật Chí Phèo là hình ảnh của một con người lương thiện bị dồn đẩy vào con đường lưu manh, trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại.

Qua nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1:

*Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ

*Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính là: tự sự

Câu 2:

*Phương pháp: Căn cứ vào phong cách nghệ thuật đã được học: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, hành chính – công vụ

*Cách giải:

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 3:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

– Nội dung của văn bản:

Kể về một làng quê nọ tổ chức cầu mưa và trời cũng đã mưa. Mọi người hân hoan vui sướng và họ tranh cãi với nhau xem vật nào mà họ mang theo đã mang lại may mắn cho ngôi làng. Sau đó, họ cũng đã xác định được.

– Đặt nhan đề:

HS có thể đặt theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo sự ngắn gọn và phù hợp với nội dung. Chẳng hank có thể đặt các nhan đề sau: Niềm tin; Ai là người có niềm tin lón nhất?;…

Câu 4:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

-Người có niềm tin nhất là: em bé gái mang theo chiếc ô.

-Bài học rút ra: Trong cuộc sống, con người cần có niềm tin. Niềm tin sẽ giúp con người vượt qua khó khăn và đạt được điều mình mong muốn.

II. LÀM VĂN 

Câu 1:

*Phương pháp:

Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)

*Cách giải:

v  Yêu cầu về kĩ năng

– Biết vận dụng kiến thức – kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội.

– Hành văn mạch lạc, trong sáng.

v  Yêu cầu về kiến thức

– Học sinh có thể trình bày một số ý sau:

Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: niềm tin của con người trong cuộc sống.

Thân đoạn:

*Giải thích:

– Niềm tin là một phẩm chất tốt đẹp cần có của con người trong cuộc sống. Nó cũng là một cảm xúc trong ý chí của con người. Nó đi liền với sự hi vọng bùng cháy trong tâm hồn.

– Niềm tin của con người là sự ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của bản thân mình, đánh giá được vị trí vai trò của mình trong cuộc sống.

*Phân tích, chứng minh:

– Tại sao con người sống cần có niềm tin? (Vai trò, ý nghĩa của niềm tin):

+ Trong cuộc sống, mỗi người sẽ là người hiểu rõ mình nhất, hiểu được toàn bộ suy nghĩ, điểm mạnh, điểm yếu của chính bản thân mình. Từ đó, biết rõ mình cần gì, ước mơ những gì, hi vọng điều gì trong cuộc sống.

+ Khi có niềm tin sẽ tạo ra động lực lớn cho con người, giúp họ cố gắng phấn đầu vươn lên vượt qua những khó khăn thử thách và gặt hái được thành công.

+ Khi mất niềm tin, con người sẽ mất tất cả, đặc biệt là sẽ mất đi ý chí, nghị lực vươn lên. Từ đó sẽ không thể đạt được những thành công trong cuộc sống.

– Lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống để chứng minh.

*Bình luận:

– Trong cuộc sóng con người cần có niềm tin để thể hiện bản thân và đi đến thành công.

– Phê phán những người sống thiếu niềm tin vào bản thân; những người tự ti, mặc cảm; những người bi quan…

Kết đoạn:

Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

Câu 2:

*Phương pháp:

-Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

-Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:

1. Yêu cầu kĩ năng

– Biết vận dụng kiến thức – kĩ năng để làm một bài văn nghị luận văn học.

– Hành văn mạch lạc, trong sáng.

2. Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày một số ý sau:

Mở bài:

– Giới thiệu những nét chính về tác giả, tác phẩm:

+ Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.

+ Tác phẩm “Chí Phèo” tiêu biểu cho những sáng tác viết về đề tài người nông dân nghèo của Nam Cao trước Cách mạng.

– Dẫn dắt vấn đề nghị luận: ý kiến bàn về nhân vật Chí Phèo “Nhân vật Chí Phèo là hình ảnh của một con người lương thiện bị dồn đẩy vào con đường lưu manh, trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại.”

Thân bài:

*Giải thích ý kiến:

Ý kiến trên đã thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá khái quát về cuộc đời của nhân vật Chí Phèo, hay nói cách khác đã cho thấy quá trình tha hóa của nhân vật: từ một con người lương thiện trở thành kẻ lưu manh.

* Phân tích, chứng minh:

– Nhân vật Chí Phèo là hình ảnh của một con người lương thiện:

+ Từ khi sinh ra Chí Phèo đã bị bỏ rơi bên cái lò gạch cũ. Những người dân làng Vũ Đại đã chuyền tay nhau nuôi Chí Phèo lớn lên.

+ Năm 20 tuổi, Chí Phèo làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Chí Phèo là một thanh niên khỏe mạnh, hiền lành, chăm chỉ. Chí Phèo có ước mơ, có lòng tự trọng.

⟶ Từ khi sinh ra đến khi lớn lên, Chí Phèo hoàn toàn là một con người lương thiện.

– Sau đó, nhân vật bị dồn đẩy vào con đường lưu manh, trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại.

+ Vì ghen tuông nên Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Ra tù, Chí Phèo trở thành kẻ lưu manh, biến đổi về nhân hình, nhân tính.

+ Ngoại hình Chí Phèo sau khi ra tù: “Cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn… trông gớm chết!”

+ Hành động: đến nhà Bá Kiến chửi bới, say rượu, rạch mặt ăn vạ, bị Bá Kiến mua chuộc. Sau đó đến xin đi ở tù, bị Bá Kiến dụ dỗ trở thành tay sai cho Bá Kiến. Sau đó, cuộc đời của Chí Phèo chìm trong những cơn say và dâm thuê, chém mướn, gây ra bao đau thương cho dân làng Vũ Đại ⟶ “con quỷ dữ”.

*Bình luận, đánh giá chung:

+ Ý kiến trên đã phản ánh đúng thực trạng tha hóa của một bộ phận người dân lương thiện ở nước ta trước CMTT.

+ Giúp người đọc nhận thức sây sắc hơn về giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm cũng như thấm thía hơn ý tưởng nghệ thuật của nhà văn.

Kết bài:

Khái quát, nâng cao vấn đề.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu tả như thế nào?

Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu tả như thế nào?

 Văn lớp 11: Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu…
Phân tích bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

Phân tích bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

Đề bài: Phân tích bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh Bài…
Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Đề bài: Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm Bài làm  Đâu…
Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Bài làm  1.…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *