Giới thiệu một vài nét về sự nghiệp thơ văn của thi sĩ Xuân Diệu.

Ông là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Tình yêu đôi lứa, yêu cuộc sống và nỗi cô đơn rợn ngợp của cái tôi cá nhân trước thời gian vô tận và không gian bao la là hồn thơ Xuân Diệu trong Thơ Thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1944.

“Quê cha Hà Tĩnh đất hẹp khô rang,

Đói bao thuở, cơm chia phần từng bát.

Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát,

Bình Định lúa xanh ôm bóng tháp Chàm”

(Cha đàng ngoài Mẹ ở Đàng trong)

   Họ và tên là Ngô Xuân Diệu, bút danh là Xuân Diệu. Ông sinh năm 1916, mất năm 1985. Đoạn thơ trên như một lời tự thuật của thi sĩ nói về quê mẹ đất cha. Thời học Trung học ở Huế và Hà Nội, Xuân Diệu đã làm thơ, và nổi tiếng về thơ. Ông là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Tình yêu đôi lứa, yêu cuộc sống và nỗi cô đơn rợn ngợp của cái tôi cá nhân trước thời gian vô tận và không gian bao la là hồn thơ Xuân Diệu trong “Thơ Thơ” (1938) và “Gửi hương cho gió” (1944):

“Tôi là một con chim không tổ,

Lòng cô đơn hơn một đứa mồ côi”.

(Dối trá)

“Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất,

Anh cho em, nên anh đã mất rồi”.

( Tình thứ nhất)

   Xuân Diệu chào đón Cách mạng tháng Tám và nước Cộng hoà với hai Trường ca: “Ngọn quốc kì” (1945) và “Hội nghị non sông” (1946). Sau Cách nạng, hồn thơ Xuân Diệu dào dạt niềm vui, đã từ cái tôi đến cái ta, từ riêng đến chung, từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả. Tiêu biểu cho sự nghiệp thi ca của ông là các tập thơ: “‘Ngôi sao” (1955), “Riêng chung” (1960), Mũi Cà Mau – Cầm tay” (1962)… “Hồn tôi đôi cánh” (1975), “Thanh ca” 1980),..

   Xuân Diệu là ông chúa thơ tình đã để lại trên 400 bài thơ tình. Ông là người viết tiểu luận về Thơ hay nhất, đặc sắc nhất qua tác phẩm “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam”.

   Hơn nửa thế kỉ cầm bút, ông để lại trên 50 tác phẩm (thơ, tuỳ bút, bút kí, truyện ngắn, tiểu luận, dịch thơ). Xuân Diệu là một thi sĩ cực kì tài hoa, phong tình, một nguồn sáng tạo văn chương vô cùng to lớn, một Hi Mã Lạp Sơn trong nền văn học Việt Nam hiện đại:

“Ta lên cao như một ý siêu phàm

Nhìn vũ trụ muốn tranh phần cao vọt!”.

  (Hi Mã Lợp Sơn)

loigiaihay.com

Bài liên quan

Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu tả như thế nào?

Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu tả như thế nào?

 Văn lớp 11: Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu…
Phân tích bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

Phân tích bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

Đề bài: Phân tích bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh Bài…
Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Đề bài: Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm Bài làm  Đâu…
Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Bài làm  1.…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *