Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu – Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 1 bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu. Câu 1: a) Nếu sắp xếp phần in đậm theo trật tự: “…đó là một con dao rất sắc, nhưng nhỏ …”

I. Trật tự trong câu đơn:

Câu 1:

a) Nếu sắp xếp phần in đậm theo trật tự: “…đó là một con dao rất sắc, nhưng nhỏ …” thì bản thân câu ấy không sai về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa. Vì cụm từ “rất sắc” và “nhỏ” là các thành phần đẳng lập đồng chức, cùng làm thành phần phụ bổ nghĩa cho danh từ “con dao”. Nhưng đặt vào đoạn văn thì trật tự sắp xếp như vậy không phù hợp với mục đích của hành động: đe doạ , uy hiếp đối phương

b) Việc sắp xếp các từ trong trật tự câu có tác dụng thể hiện rõ ý nghĩa của câu và giúp các câu liên kết với nhau chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề: dồn trọng tâm thông báo vào cụm từ rất sắc cho phù hợp với ý định của Chí Phèo là đe dọa, uy hiếp Bá Kiến.

c) Trong ngữ cảnh c) người nói (viết) nhằm thực hiện hành động và mục đích chế nhạo (phủ định) tác dụng của con dao: nhỏ – không thể chặt cây to, lúc đó cần đặt tính từ nhỏ ở cuối câu. 

Câu 2:

– Cách viết của câu a phù hợp với trọng tâm thông báo: “Thầy giáo đã chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi”=> phù hợp, vì cụm từ rất thông minh là trọng tâm thông báo, là luận cứ rất quan trọng dẫn đến câu thứ hai ra đời. Cho nên cụm từ rất thông minh phải đặt sau từ nhỏ.

– Cách viết B không phù hợp , vì không bật nội dung trọng tâm thông báo.

Câu 3:

a. Trạng ngữ, đứng ở cuối câu: tác dụng làm cho lời kể được rõ ràng theo bước đi của thời gian: “một đêm khuya” -> “sáng hôm sau”.

b. Giữa câu: có tác dụng nhấn mạnh vào thời điểm còn rất sớm. Đó là buổi sớm mai sương chưa tan. Chí phèo đã bị vứt bỏ trong cái lò gạch.

c. Cuối câu: tác dụng nhấn mạnh, làm rõ về thời gian, Mị phải sống trong cảnh con dâu gạt nợ. 

II. TRẬT TỰ TRONG CÂU GHÉP:

Câu 1

a)

– Vế chỉ nguyên nhân trong câu ghép này (là vì mẫu chuyện ấy nhắc cho hơn một cái gì đó rất xa xôi) cần đặt sau vì vế chính (hắn lại nao nao buồn) cần đặt trước vì nó tiếp tục được khai triển ý ở những câu đi sau, cụ thể hoá cho một cái gì rất xa xôi. Nghĩa là vế chính đặt trước để liên kết dễ dàng với những câu đi trước, để liếp tục nói về “hắn” (tiếp tục nói về Chí Phèo).

– Vế chính đặt trước trước tiếp tục nói về Chí Phèo) , còn vế phụ đặt sau để liên kết dễ dàng với những câu đi sau.

b) Vế chỉ sự nhương bộ, và vế chỉ giả thiết thường được đặt trước (Đó đều là các vế phụ xét về cấu tạo ngữ pháp). Đó là vế phụ xét về cấu tạo ngữ pháp (đặt trước vế chính) những trường hợp này được đặt sau, để bổ sung một thông tin cần thiết “chịu ơn”.

Bài 2.

    Đây là đoạn diễn dịch, các câu sau cụ thể hóa ý quan trọng của một vế ở câu trước.

– Câu đầu nói về những năm gần đây. Các câu còn lại trong đoạn đều nói về việc: trong các thời kì khác nhau trước đây, nhiều người nổi tiếng đã phát triển Phương pháp đọc nhanh và nắm vững nó. Tức là nó về thời kì trước đây.

– Đặt trạng ngữ “trong những năm gần đây” ở đầu câu để tạo ra sự đối lập với trạng ngữ  “ trong các thời kì trước đây” ở câu 2.

– Cần bố trí vế câu “nó không phải là điều mới lạ” ở cuối câu đầu để thể hiện rõ chủ đề của cả đoạn, chủ đề này sẽ được cụ thể hóa ở những câu sau đó.

– Đặt vế “Các phương pháp đọc nhanh “ đã được phổ biến khá rộng ở trước vế nó không phải là điều mới lạ => Câu c. Câu C là thích hợp nhất vì nó có tác dụng liên kết với các câu còn lại, về ngữ pháp c) cũng có đầy đủ các thành phần của câu ghép chỉ nguyên nhân.

loigiaihay.com

Bài liên quan

Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu tả như thế nào?

Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu tả như thế nào?

 Văn lớp 11: Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu…
Phân tích bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

Phân tích bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

Đề bài: Phân tích bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh Bài…
Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Đề bài: Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm Bài làm  Đâu…
Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Bài làm  1.…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *