Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 1 bài Thương vợ – Trần Tế Xương. Câu 1: Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu:
Câu 1:
Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu:
– hoàn cảnh, công việc làm ăn của bà Tú
+ thời gian: quanh năm
+ địa điểm: mom sông
⟹ Địa điểm kiếm sống không lí tưởng
+ công việc: buôn bán ⟹ hoàn cảnh sống vất vả, khó khăn
– cuộc sống gia đình: bà có vai trò à trụ cột gia đình “nuôi đủ năm con với một chồng
– cuộc mưu sinh đầy khó khăn, gian nan và vất vả: lặn lội thân cò, eo sèo, buổi đò đông
Câu 2:
Những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú:
– “Nuôi đủ năm con với một chồng” ⟹ hết lòng vì cuộc sống gia đình
– “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
⟹ chăm chỉ kiếm sống làm ăn dù có khó khăn và gian khổ cách mấy.
– “một duyên hai nợ âu đành phận”
⟹ Bà không hề than thân, trách phận hay oán giận chồng con. Bà sẵn sàng, tự nguyện gánh mọi khổ cực vì chồng con.
Câu 3:
Đó là lời chửi của tác giả.
⟹ Ý nghĩa:
– Trước hết đây là tiếng chửi đời
– Sau đó còn là lời tự chửi bản thân mình. Tự coi mình là loại vô tích sự, là loại con bu nó, ăn lương vợ, tự mắng mình là gánh nặng của vợ.
=> Đằng sau tiếng chửi là cả một tình yêu, lòng thương vợ chân thành và sâu nặng của nhà thơ.
Câu 4:
Nỗi lòng thương vợ được nhà thơ thể hiện rất rõ trong bài thơ.
– Tựa đề “Thương vợ”: bày tỏ trực tiếp nỗi lòng mình với vợ
– tiếng chửi: tác giả một mặt tự trách mình, mặt khác thể hiện tình yêu, lòng thương vợ chân thành và sâu nặng của nhà thơ
⟹ Thể hiện được đầy đủ tình thương của nhà thơ đối với vợ như chưa toát lên được nhân cách của nhà thơ. Tú Xương không chỉ thương vợ mà còn biết ơn vợ, không chỉ lên án thói đời mà còn tự trách mình. Điều đó chứng tỏ tấm lòng của nhà thơ đối với bà Tú.
II. LUYỆN TẬP
– Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ văn học dân gian: hình ảnh thân cò, sử dụng nhiều thành ngữ),…
– Ngôn ngữ đời sống (cách nói nhiều khẩu ngữ, thành ngữ, sử dụng tiếng chửi)
loigiaihay.com