Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần II: Tác phẩm – Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 1 bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu Phần II: Tác phẩm. Câu 1: * Thể văn tế a. Khái niệm: Loại văn gắn với tang lễ, bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã khuất.

Câu 1:

* Thể văn tế

a. Khái niệm: Loại văn gắn với tang lễ, bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã khuất.

b. Đặc điểm

– Gồm 2 nội dung:

+ Kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất.

+ Bày tỏ nỗi đau tương của người còn sống

– Âm hưởng: bi thương

– Giọng điệu: lâm li, thống thiết

– Viết theo nhiều thể: văn xuôi, lục bát, phú…

* Bố cục tác phẩm

– Đoạn 1: Từ đầu… ‘vang như mõ”: (thích thực) khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định cái chết bất tử của người chiến sĩ nông dân.

– Đoạn 2: Tiếp theo… “tàu đồng súng nổ”: (thích thực): tái hiện hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong đời thường và trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

– Đoạn 3: Tiếp theo … “ai cũng mộ”: (ai vãn): bài tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người đã chết.

– Đoạn 4: Còn lại (kết): ca ngợi linh hồn bất diệt của các nghĩa sĩ.

Câu 2:

a. Hình ảnh người chiến sĩ nông dân

– Họ là người nông dân nghèo khổ, kiền lành, chất phác quanh năm chỉ biết dến ruộng đồng

– Khi có giặc tới, họ tự hận thức trách nhiệm của mình: tự nguyện xung quân chiến đấu, quyết tâm đuổi giặc.

– Tinh thần chiến đấu dũng cảm dù vũ khí còn thô sơ.

=> tinh thần xả thân của những người dân chân đất mang trọng trách và chí khí của những anh hùng thời đại

b) Giá trị nghệ thuật

– Nghệ thuật xây dựnghình ảnh nhân vật

– Từ mộc mạc, giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ.

– Ngôn ngữ góc cạnh, chính xác. Hình ảnh so sánh, sử dụng những động từ mạnh.

Câu 3:

    Đoạn 3 (Ai vãn) là tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc:

– Đó là nỗi xót thương đối với những người dân lao động

– nỗi xót xa của những người nơi hậu phương, tiên tuyến

– nỗi căm hận đối với những kẻ đã gây ra nghịch cảnh éo le

b) Đoạn thơ hiện lên với lời văn xót xa, bi thương nhưng không bi lụy. Bởi lẽ ngoài nỗi uất ức, nghẹn ngào, tiếc hận là nỗi căm hờn quân thù tột độ. Tiếng khóc tràn đầy lòng tự hào, mến phục, ngợi ca, tiếp nối ý chí, sự nghiệp dở dang của nghĩa sĩ. Họ lấy cái chết làm rạng ngời chân lí của thời đại.

Câu 4:

    Bài văn tế sở dĩ có được sức biểu cảm mạnh mẽ, nó được biểu hiện qua những câu thơ bộc lộ những cảm xúc chân thành, qua giọng điệu, hình ảnh sống động.

Và nó được thế hiện qua một số câu văn như:

“Đau đớn bấy! …dật dờ trước ngõ.”

“Thà thác mà đặng câu địch khái, …. trôi theo dòng nước đổ.” 

Luyện tập:

Câu 2:

    Một số câu thể hiện đầy đủ và sâu sắc triết lí nhân sinh:

– “Sống làm chi theo quân tả đạo, …. nghe càng thêm hổ”.

–  “Thà thác mà trả nước…ai cũng mộ.”

– “Thà thác mà đặng câu địch khái…man di rất khổ”.

loigiaihay.com

Bài liên quan

Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu tả như thế nào?

Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu tả như thế nào?

 Văn lớp 11: Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu…
Phân tích bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

Phân tích bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

Đề bài: Phân tích bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh Bài…
Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Đề bài: Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm Bài làm  Đâu…
Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Bài làm  1.…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *