Soạn bài Lai Tân siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 11 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Bố cục: 2 phần
– Phần 1: (3 câu đầu) là 3 câu tự sự nói về hành vi thường thấy ở 3 viên quan ở Lai Tân.
– Phần 2: (Câu cuối) là một lời kết luận, một nhận xét, đánh giá của tác giả.
Nội dung chính
Bài thơ miêu tả thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay.
Trả lời câu 1 (trang 45 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):
Bộ máy quan lại ở Lai Tân qua miêu tả ở ba câu đầu:
– Ban trưởng “đánh bạc”: ngang nhiên phạm luật.
– Cảnh trưởng “kiếm ăn quanh”: lén lút moi tiền của tù nhân.
– Huyện trưởng “chong đèn”: bệ rạc, vô trách nhiệm.
→ Quan lại đứng đầu nhà tù lẽ ra phải là những người đại diện cho công lí, gương mẫu tuân thủ luật, thực thi đúng chức trách nhưng ở đây lại là những kẻ vô trách nhiệm, vi phạm luật pháp và tham lam bần tiện, là bộ mặt thối nát của bộ máy Tưởng Giới Thạch.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 45 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):
Phân tích sắc thái mỉa mai, châm biếm ở câu cuối:
– Nghịch lí: quan chức nhũng nhiễu (3 câu đầu) >< “Lai Tân vẫn thái bình” (câu cuối) → ẩn sau đó là cái cười mỉa mai, sự đả kích sâu cay đối với bọn quan lại.
– Sắc thái châm biếm, mỉa mai tập trung trong từ “thái bình”: tác giả bóc mẽ “kiểu thái bình” kì quái ở Lai Tân, đả kích thói dối trá, bản chất thối nát của chính quyền.
→ Lối châm chiếm nhẹ nhàng nhưng giàu tính chiến đấu.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 45 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):
Nhận xét về kết cấu và bút pháp của bài thơ:
– Kết cấu: thông thường một bài tứ tuyệt Đường luật có kết cấu chia làm hai phần (2 câu đầu, 2 câu sau) hoặc bốn phần (đề, thực, luận, kết). Bài “Lai Tân” chia làm hai phần: 3 câu đầu và 1 câu cuối, trong đó ba câu đầu kể sự việc, câu cuối bày tỏ đánh giá và bình luận của tác giả. Một mình câu cuối vẫn cân đối được với cả ba câu đầu và mở ra sự bất ngờ thú vị.
– Nghệ thuật: bút pháp châm biếm nhẹ nhàng, sử dụng nhãn tự “thái bình”, ngôn ngữ cô đọng hàm súc, bút pháp chấm phá gây bất ngờ.
Hoctotnguvan.vn