Soạn văn siêu ngắn: Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học –

Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 11 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Đề 1

Người xưa có câu “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”. Bày tỏ ý kiến của anh/chị về quan niệm trên.

Gợi ý:

* Mở bài: Giới thiệu ý kiến “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”.

* Thân bài:

– Giải thích:

  + Người xưa nói “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều” nghĩa là Thúy Vân, Thúy Kiều là những tấm gương xấu cần gạt bỏ để không làm ảnh hưởng tiêu cực đến những người đàn bà con gái khác.

  + Lí do người xưa quan niệm như vậy bởi theo quan điểm Nho giáo, họ không chấp nhận hành động chủ động của Thúy Kiều (tự tìm gặp, tự đính ước với Kim Trọng), càng không chấp nhận số phận “thanh lâu hai lượt” của nàng.

=> Khẳng định quan điểm cá nhân: quan niệm của người xưa là sai lầm và thiếu công bằng với nhân vật, với giá trị của “Truyện Kiều”.

– Chứng minh, bàn luận:

  + Thúy Kiều không hề đáng khinh mà ngược lại còn đáng kính trọng, đáng thương xót. Kiều có quyền đi tìm hạnh phúc của mình. Trong hành động ấy, nàng luôn giữ thái độ đoan trang đúng mực. Thúy Kiều phải bán mình vì chữ hiếu, bất hạnh rơi vào lầu xanh.

  + Vẻ đẹp và giá trị của nhân vật, của “Truyện Kiều”:

        > Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều: vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp bên trong.

        > Giá trị của tác phẩm: giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực, giá trị văn chương.

        > Cần yêu mến, trân trọng và rút ra bài học bổ ích khi đọc tác phẩm.

* Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật và giá trị của “Truyện Kiều”.

Đề 2

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

* Mở bài: Giới thiệu nhà văn Nam Cao, truyện ngắn “Chí Phèo” và nhân vật Chí Phèo.

* Thân bài:

– Lai lịch của Chí Phèo:

  + Bị bỏ rơi từ khi lọt lòng.

  + Được người dân làng Vũ Đại cưu mang.

  + Lớn lên trở thành anh nông dân đi làm thuê làm mướn để kiếm ăn.

– Bi kịch tha hóa, lưu manh hóa của Chí Phèo:

  + Trước khi bị tha hóa: Chí Phèo là một người nông dân bình thường, có cả nhân hình đẹp đẽ (khỏe mạnh, cường tráng) và nhân tính đáng trân trọng (chất phác, lương thiện, chăm chỉ, có ước mơ, có lòng tự trọng trước cám dỗ).

  + Nguyên nhân tha hóa: vì bà ba lẳng lơ và cơn ghen của Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào nhà tù thực dân. Khi ra tù, anh Chí trở thành thằng lưu manh Chí Phèo.

  +  Bi kịch tha hóa, lưu manh hóa: đánh mất nhân hình (cái đầu cạo trọc lốc,…trông gớm chết); đánh mất nhân tính (triền miên trong rượu, rạch mặt ăn vạ, làm tay sai cho Bá Kiến đè nén làng Vũ Đại…).

– Sự thức tỉnh và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo:

  + Sự thức tỉnh của Chí Phèo:

         > Cuộc gặp gỡ với Thị Nở.

         > Sức mạnh giúp Chí Phèo thức tỉnh: tình yêu chân thành của Thị Nở (chú ý chi tiết bát cháo hành).

         > Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo trong buổi sáng tỉnh rượu.

  + Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:

         > Chí Phèo khát khao trở lại làm người lương thiện qua cầu nối là Thị Nở.

         > Nghe lời bà cô, Thị Nở cự tuyệt Chí Phèo.

         > Diễn biến tâm trạng Chí Phèo từ khi bị Thị Nở cự tuyệt đến khi chết.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật Chí Phèo:

  + NT xây dựng nhân vật điển hình.

  + Bút pháp phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo.

  + Giọng văn khách quan mà đầy trăn trở.

– Đánh giá chung: Chí Phèo là nhân vật điển hình đại diện cho số phận lầm than và bi kịch lưu manh hóa của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Truyện thấm đẫm tinh thần nhân đạo.

* Kết bài: Khẳng định lại giá trị của hình tượng nhân vật, liên hệ mở rộng tới thời kì hiện nay.

Đề 3

Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao với viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nam Cao).

* Mở bài: Giới thiệu nhà văn Nguyễn Tuân, truyện ngắn “Chữ người tử tù” và vấn đề thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục trong truyện.

* Thân bài:

– Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm.

– Giới thiệu hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục.

– Thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục:

  + Thái độ ban đầu: khinh bạc, miệt thị, thách thức dù được quản ngục biệt đãi.

  + Sau khi nghe thầy thơ lại nói rõ sự tình, Huấn Cao trăn trở và hối hận vì “suýt chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

  + Cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục, Huấn Cao cho chữ và dành cho quản ngục lời khuyên chân thành.

– Đánh giá: thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục có sự vận động và biến đổi từ sự đối địch với kẻ thù trên bình diện xã hội sang sự trân trọng, đồng cảm giữa những người tri âm tri kỉ trên bình diện thưởng thức cái đẹp. Thái độ ấy càng làm sáng hơn vẻ đẹp thiên lương ở Huấn Cao.

Kết bài: Khẳng định lại thái độ của Huấn Cao với quản ngục, qua đó khẳng định vẻ đẹp của nhân vật và dụng ý của nhà văn.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân siêu ngắn

Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân siêu ngắn nhất trang…

Soạn Vào phủ chúa Trịnh (Thượng kinh kí sự) – Lê Hữu Trác siêu ngắn

Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh siêu ngắn nhất trang 3 SGK ngữ văn 11…

Soạn Viết bài văn số 1: Nghị luận xã hội siêu ngắn

Soạn bài Viết bài văn số 1: Nghị luận xã hội siêu ngắn nhất trang…

Soạn Tự tình (bài II) – Hồ Xuân Hương siêu ngắn

Soạn bài Tự tình (bài II) siêu ngắn nhất trang 18 SGK ngữ văn 11…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *