Bình giảng khổ thơ thứ hai trong Đây mùa thu tới của Xuân Diệu

Nếu ví Đây mùa thu tới của Xuân Diệu là một bức tranh thu thì bốn khổ thơ có thể coi như bộ tứ bình hợp làm nên kiệt tác ấy…

Bình giảng khổ thơ thứ hai trong Đây mùa thu tới của Xuân Diệu

   BÀI LÀM

   Nếu ví Đây mùa thu tới của Xuân Diệu là một bức tranh thu thì bốn khổ thơ có thể coi như bộ tứ bình hợp làm nên kiệt tác ấy. Trong đó, khổ thơ thứ hai tuy chỉ là một mảng nhỏ nhưng là mảng màu đậm nhất, sống động nhất, đã thâu tóm bước đi của mùa thu trong một góc vườn:

   Hơn một loài hoa đã rụng cành

   Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh

   Những luồng run rầy rung rinh lá

   Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

   Mùa thu đã đến thật rồi. Từ phút giao mùa đầy ngỡ ngàng “Đây mùa thu tới, mùa thu tới”, sang khổ hai, mùa thu đã bất đầu hành trình xâm chiếm của nó ở cấp độ vĩ mô, từ những tế bào của sự sống:

   Hơn một loài hoa đã rụng cành

   Câu thơ mang đậm phong cách Xuân Diệu. Tại sao lại là “Hơn một loài hoa’’ chứ không phải “Đã mấy loài hoa rụng dưới cành” như Thế Lữ đã từng sửa cho Xuân Diệu? “Một là duy nhất nhưng “hơn một” thì cái thế độc tôn ấy đã bị phá vỡ. “Hơn một” chứ không phải “nhiều” vì mùa thu chỉ mới vừa chạm ngõ đất trời, chỉ mới vừa dột những đường chỉ đầu tiên của chiếc “do mơ phai” tuyệt đẹp. Cách diễn đạt mới lạ, độc đáo mà tinh tế và chính xác vô cùng. Nhưng không chỉ dừng lại ở sự tàn phai, rơi rụng cua “Bỗng hoa rứt cánh rơi không tiếng” ( Ý thu), mùa thu còn tràn saug những cảnh vật khác.

   Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh

   Thu đến thì lá chuyển màu, điều này Xuân Diệu không phai là người đầu tiên nói đến. Nhưng khắc một chữ “rủa” với âm vực thấp, nặng để miêu tả những biến chuyển tinh vi ấy, chàng thi sĩ say mê Rimbaud và Veriain đã mượn cách diễn đạt của Pháp để tạo nên thế xung đột gay gắt và sự thắng thế từ từ của mùa thu. Thế đến hay ở đây đã làm cho sự tương phản giữa sức sống và tàn phai, giừa hệ và thu càng thêm mãnh liệt. Bức tranh dịu dàng với sắc “mơ phai” ở khổ một đã được chấm phá thêm hai mảng màu đậm, làm nổi bật lên hình hài, vết dấu của mùa thu. Chính vì vậy mà tuy không có một chữ “thu”, bước đi của mùa thu trong câu thơ vẫn hiện nên rõ nét.

   Và không chỉ cảm nhận mùa thu bằng thị giác, Xuân Diệu còn mở  rộng hồn mình để đón nhận “những luồng run rẩy” của cảm xúc, của mùa thu:

   Những luồng run rẩy rung rinh lá

   Biện pháp điệp phụ âm ở khô đầu lại một lần nữa tỏ ra vô cùng đắc địa. Bốn âm rung liên tiếp không chỉ khắc họa tinh tế chuyển động run rẩy của lá cây mà còn khiến câu thơ đọc lên cũng nghe rung rinh một điệu nhạc. Có người vè đoán rằng “luồng run rẩy” ở đây là luồng gió nhưng nếu vậy thì câu thơ chỉ dừng lại ở việc tả chứ đâu gợi rét, đâu thể chuyển tải được những cảm nhận tinh vi, bén nhạy ở nhà thơ. “Luồng run rẩy” ở đây chính là cái rùng minh của cây lá, là luồng run rẩy của cảm súc “khắp mình tôi run rẩy tựa dây đàn”. Tâm hồn nhà thơ mong manh quá, đa cảm quá, tưởng như chỉ cần chạm khẽ, đụng hờ cũng rung lên những tiếng tơ lòng. Lấy chuyển động của cây để tả gió, gợi rét, làm cái rét tuy không hiên ra mà như thấm sâu, ngấm vào từng dòng nhựa sống. Cái tài, cái độc đáo của Xuân Diệu chính là ở chỗ đó.

   Khổ thơ kết thúc ở hình ảnh những nhánh cây khô gầy, gân guốc như chạm khắc lên nền trời. Mùa thu đã hoàn tất giai đoạn của một hành trình đi tới. Nó không chỉ tước hết lá trên cành mà còn tước đi cả sự sống, cả dáng vẻ mạnh mẽ của những thân cây. Cây cối dường như cũng trở nên yếu đuối hơn, như thu mình lại trong nỗi cô đơn, buồn bã:

   Cây bên đường trụi lá đứng tần ngần

   Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái

(Tiếng gió)

   Và lòng người cũng chùng xuống, nao nao trong nỗi buồn man mác mà sâu lắng.

   Đôi nhánh khô gày xương mỏng manh

   Câu thơ bảy chữ mà đã có đến sáu thanh bằng, tạo cảm giác ngưng đọng, ngừng nghĩ như dấu lặng giữa ban nhạc, (lẽ dư ba, dư âm của khổ thơ ngân mãi và bắc cầu sang khổ thứ ba.

   Tuy chỉ là bốn câu trong bài. Đó mùa thu tới nhưng nếu đứng một mình, khổ thơ trên có thể sánh ngang với một bài tứ tuyệt hoàn mĩ bởi sự dồn nén của cảm xúc, nói ít nhưng gợi nhiều vần lá hoa lá cỏ cây – những thi liệu cổ điển, nhưng đến với Xuân Diệu, dưới lăng kính một tâm hồn “dào dạt sức sống”, chúng bỗng như được thổi một luồng gió mới mang nặng cảm quan của tác giả. Và đằng sau những dòng chữ run rẩy, xao động kia phải chăng là nỗi ám ảnh khôn nguôi về thời gian của Xuân Diệu, là sự “vội vàng“, cuống quýt trước “độ phai tàn sắp sửa” cua cái đẹp, của thiên nhiên. Bức tranh mùa thu không chỉ đóng khung trong 28 chữ mà như cựa quậy, xôn xao trên mặt giấy, trong lòng người. Ngòi bút tài hoa của Xuân Diệu như tung hoành trên trang giấy, chấm phá mảng kia mà tạo nên cái hồn của khung cảnh. Khổ thơ đã góp một phần không nhỏ làm nên thành công cho toàn bài cũng như chứng tỏ lời nhận định của tác giả thi nhân Việt Nam: “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới” là hoàn toàn chính xác.

TRẦN THỊ NHƯ THẮNG

loigiaihay.com

Bài liên quan

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Bài làm 1 Loading……
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em…
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân…
Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận – Bài làm…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *