Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một truyện ngắn không có cốt truyện nhưng lại hấp dẫn và gợi lên trọng người đọc nhiều suỹ nghĩ. Anh (chị) hãy trả lời một cách ngắn gọn, điểu gì đã làm nên sức hấp dẫn ấy và nó đã gợi lên trong anh (chị) những suy nghĩ gì ?

Trước hết, Hai đứa trẻ đúng là rất tiêu biểu cho loại “truyện không có truyện”. Bởi lẽ, cốt truyện chỉ là cảnh một biểu chiều tối ở một phố huyện nghèo nàn

Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một truyện ngắn không có cốt truyện nhưng lại hấp dẫn và gợi lên trong người đọc nhiều suy nghĩ. Anh (chị) hãy trả lời một cách ngắn gọn, điều gì đã làm nên sức hấp dẫn ấy và nó đã gợi lên trong anh (chị) những suy nghĩ gì ?

 

BÀI LÀM

   Truyện ngắn của Thạch Lam có một phong cách riêng. Đó là những truyện ngắn dường như không có cốt truyện, hoặc cốt truyện thường đơn giản nhưng lại hấp dẫn và gợi lên trong người đọc nhiều suy nghĩ. Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn rất tiêu biểu cho phong cách đó của Thạch Lam .

  Trước hết, Hai đứa trẻ đúng là rất tiêu biểu cho loại “truyện không có truyện”. Bởi lẽ, cốt truyện chỉ là cảnh một buổi chiều tối ở một phố huyện nghèo nàn, tăm tối, với tiếng trống thu không, cảnh chợ chiều hiu hắt, với một chõng hàng nước, một gánh hàng phở, một gia đình bác xẩm, một bà già điên uống rượu cười sằng sặc và hai chị em cô hàng xén Liên, An cố thức chờ chuyên tàu đêm đi qua… Chỉ có vậy thôi, chẳng có tình huống gay cấn, éo le cũng không có mâu thuẫn xung đột . Nhưng truyện lại hấp dẫn và gợi lên trong người đọc nhiều suy nghĩ. Truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương, trong đó sô phận những con người nhỏ bé vô danh đã được tác giả kể lại bằng một giọng kể  cảm động và vẽ lên bằng những nét vẽ đời thường mà khắc sâu. Một vầng sáng con con trên chõng hàng nước chị Tí, một ánh lửa hắt ra từ thùng phở bác Siêu, cảnh gia đình bác xẩm ngủ gục trên mảnh chiếu rách… và nhất là tâm trạng nôn nao thức đợi tàu của hai đứa trẻ.

   Truyện tâm tình, với nghệ thuật xoáy sâu vào tình cảm người đọc bằng giọng văn nhỏ nhẹ, thủ thỉ, điềm tĩnh và lắng sâu, nhiều dư vị, dư vang, bằng một hình tượng nghệ thuật có sức lay động và ám ảnh sâu sắc. Cái bóng tối bao phù kín mít phố huyện đã được nhà văn đặc tả rất kĩ càng, tỉ mí gây ấn tượng mạnh mẽ… Đặc biệt, Hai đứa trẻ đã đem đến cho người đọc những rung động sâu xa từ tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ tội nghiệp trong cảnh đời cũ trước Cách mạng tháng Tám. Đó chính là sức hấp dẫn của truyện. Nhưng cũng cần phải nói thêm, có loại tạo nên hấp dẫn nhất thời, lại có loại khiến ta nhớ mãi. Hai đứa trẻ của Thạch Lam thuộc loại hấp dẫn thứ hai. Vì truyện đã gợi lên cho người đọc nhiều suy nghĩ.

   Trước hết đó là số phận những con người sống âm thầm, lay lất tàn lụi trong bóng tối của cuộc đời cũ. Họ là những kiếp người nhỏ bé vô danh, không bao giờ được biết đến ánh sáng và hạnh phúc. Cuộc sống mãi mãi bị chôn vùi trong tăm tối, nghèo đói, buồn chán ở một nơi xa vắng nào, ở thiên truyện này suy rộng ra, ở trên đất nước còn chìm đắm trong cảnh nô lệ và đói nghèo. Chúng ta đồng cảm sâu sắc với niềm xót thương vô hạn của Thạch Lam đối với những con người nhỏ hạnh đó.

Sau nữa, qua hình ảnh hai đứa trẻ, truyện còn muốn nói lên một điều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đâu phải chỉ là cuộc sống cơm áo mà còn là cuộc sống tinh thần, tình cảm của con người. Cuộc sống đơn điệu, buồn chán và ngưng đọng ở cái phố huyện nghèo nàn tăm tối quả thực là một điều đáng sợ cho hai đứa trẻ và cũng là điều khiến ta phải suy nghĩ. Qua tâm trạng Liên, tác phẩm muốn lay tỉnh ở những tâm hồn uể oải, đang lụi tắt ngọn lửa của lòng khao khát được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, khao khát thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang muốn chôn vùi họ. Truyện đánh thức trong lòng người đọc những ước mơ, khát vọng đẹp, nqay cà khi phải sống trong cành buồn chán, tẻ nhạt.

   Tuy không có cốt truyện li kì, nhưng Hai đứa trẻ vẫn sống lâu bền trong lòng người đọc bao thế hệ. Bởi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương, là tấm lòng nhân hâụ cao cả của Thạch Lam với nhiều dư vị, dư vang ấm áp của tình người, tình đời trong một xã hội khổ đau bất hạnh.

loigiaihay.com

Bài liên quan

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Bài làm 1 Loading……
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em…
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân…
Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận – Bài làm…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *