Xã hội phát triển, điều đó cũng có nghĩa rằng dân số gia tăng, rồi đến cả những vấn để khác cũng nảy sinh. Con người ta phải lấn chiếm lòng lề đường chỉ để may ra tìm được một nơi buôn bán. Rồi cả đến ý thức thấp kém của người tham gia giao thông, lượng xe lưu thông quá lớn.
Tất cả những điều “trông thấy mà đau đớn lòng” đó chính là nguyên nhân làm xảy ra tình trạng “tình thương mến thương” trên đường vào giờ cao điểm – ùn tắc giao thông, tức kẹt xe. Đến hẹn lại lên, cứ vào giờ cao điểm, con người thành phố lại “đứng cạnh bên nhau”, cùng nhau hít khói bụi vì kẹt xe. Không chỉ thế, ngay cả những thời điểm tưởng chừng như vắng xe nhưng thực tế thì vẫn kẹt xe. Vấn đề đó không chỉ là hiện tượng lưu lượng người và xe tham gia giao thông quá đông, cản trở giao thông mà nó còn là một con virus làm mục rửa văn minh đô thị, tiền bạc và thời gian. Như thế xem ra còn nhẹ, hậu quả lớn hơn cả của cái chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” này chính là sức khỏe của con người về sau. Người đi đường phải hít khói bụi đường đã đành, khói bụi đó lại lan vào các nhà ven đường, thế là một công mà đôi việc. Lúc này chính là lúc những chính sách, luật lệ giao thông phải phát huy hiệu quả của nó để giúp giảm bớt sự ùn tắc giao thông. Nhưng câu hỏi đặt ra liệu rằng điều đó sẽ thực hiện được nếu như ý thức con người còn quá kém; đường xá xi-măng vẫn như đường bùn đất đỏ bởi quỹ chung đã thành tiền tư?
loigiaihay.com