Nói đến Phan Bội Châu là nói đến một nhân cách lớn, một người anh hùng dân tộc: đọc bài thơ Chơi xuân không chỉ là đọc một bài thơ, mà còn để hiểu và kính yêu thêm một tâm hồn, một nhân cách.
Nói đến Phan Bội Châu là nói đến một nhân cách lớn, một người anh hùng dân tộc: Đọc bài thơ Chơi xuân không chỉ là đọc một bài thơ, mà còn để hiểu và kính yêu thêm một tâm hồn, một nhân cách.
Học giỏi, thi đỗ đầu xứ rồi đỗ đầu kì thi hương, Phan Bội Châu (1867- 1940) không chọn cho mình con đường công danh để có thể yên thân sung sướng, mà lại chọn con đường cứu nước đầy gai chông nguy hiểm, ông đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ cho phong trào cứu nước trong hơn hai mươi năm mở đầu thế kỉ XX này. Thơ văn Phan Bội Châu là thơ văn yêu nước, cứu nước, thể hiện sinh động ý chí cao đẹp của ông. Bài thơ Chơi xuân của ông là một thí dụ.
Bài thơ này không biết được Phan Bội Châu sáng tác cụ thể vào năm nào, nhưng căn cứ vào nội dung, ta có thế đoán rằng ông đã viết nó vào khoảng trước năm 1905, ít lâu trước khi bắt đầu cuộc đời bôn ba ở nước ngoài.
Đặt cho bài thơ nhan đề là Chơi xuân, hẳn nhà thơ đang liên tưởng đến cái việc chơi xuân mà thiên hạ thường quen đến lúc bấy giờ. Chơi xuân, ừ thì xưa nay người ta vẫn chơi xuân mỗi khi mùa xuân lại đến.
Nhưng mỗi thời có một hoàn cảnh, vì thế mà có những cách chơi xuân khác thau. Bây giờ, nước đã mất, nhà đã tan, nhân dân đau khổ vì giặc Pháp con người ta cần chơi xuân như thế nào mới thật đúng là chơi xuân? Mở đầu bài thơ, nhà thơ viết:
Quân bất kiến: Nam Xuân tự cổ đa danh sĩ
Đã chơi xuân đừng quản nghĩ chi chi
Khi ngâm nga xáo lộn cổ kim đi
Tùa tám cõi ném về trong một túi.
Sư dụng thể hát nói, những câu thơ mở đầu của Phan Bội Chảu đọc lên thật mạnh mẽ phóng khoáng, bay bổng, say sưa. Ông nói: Bạn há chăng thấy, quê hương mình tư xưa đến nay vốn là đất sản sinh nhiều người tài năng sắc sảo. Đặc điếm chung của con người ấy là, khi đã chơi thì chơi đên nơi đến chốn, chơi đến nồng nhiệt đắm say, không lo ngại, không sợ hãi điều gì. Chơi như thế mới gọi là chơi chứ! Đã chơi là phải say, say đến mức, khi ngâm nga để nói lên ý chí của mình, có thể xáo lộn cả cổ kim, có thể thu tóm ý chí cả thiên hạ trong tám cõi vào trong một túi thơ của mình. Ý thơ thật hào hùng, từ ngữ thật mạnh mẽ nào: “xáo lộn cổ kim đi”, nào “tùa tám cõi” lại còn “ném về trong một túi”. Chuyện cổ kim, việc đời trong tám cõi, trước con mắt nhà thơ, trở thành những cái gì hoàn toàn cụ thể, bé nhỏ, rất nhẹ, để cho người ta có thể “xáo lộn”, có thể tùa” tức lùa), “ném”… theo ý riêng của mình.
Vậy cái ý chí của Phan Bội Châu là thế nào? Điều mà nhà thơ thích ngâm nga” ở đây là thế nào? Sau bốn câu thơ theo tiết tấu tự do phóng túng, đến đây, Phan Bội Châu chuyển sang tiết tấu thất ngôn Đường luật khiến cho hai câu thơ bỗng lắng xuống, trang trọng:
Thơ rằng:
Nước non Hồng Lạc còn đây mãi
Mặt mũi anh hùng há chịu ri?
Có thể nói đây chính tứ thơ trung tâm của bài thơ, chỗ phát xuất cảm hứng chung của bài thơ. Trong hai câu, có hai điều được đặt trong thế đối xứng: nước non Hồng Lạc – mặt mũi anh hùng. Như vậy, cái chí của nhà thơ là cái chí hướng đến một lí tưởng anh hùng, và nội dung của cái chí anh hùng ấy chính là “nước non Hồng Lạc”. Trong hai câu thơ chứa đựng lẽ sống của một đời người: Phải sống vì đất nước, và để sống vì đất nước, phải biết sống anh hùng. Hai câu thơ; một câu khẳng định, một câu nghi vấn. Khẳng định sự tồn tại của “nước non Hồng Lạc” là “còn đây mãi”, câu nghi vấn là cả một lời thách thức đối với “mặt mũi anh hùng há chịu ri?”. Câu hỏi thật ra là một lời khẳng định mạnh mẽ không thể chịu ri”, không thể cam chịu mãi như thế này được. Người đọc ngày đó có thể hiểu ngay Phan Bội Châu muốn nói gì trong hai tiếng “chịu ri” ấy: “chịu ri” tức là cam chịu như thế này, cam chịu mất nước, cam chịu làm người mất nước, cam chịu làm kẻ nô lê, là tên cu li” cho bọn thực dân Pháp, như hồi sau này có lấn Phan Bội Châu nói ra một cách cay đắng:
Cu-li quốc hề, cu-li quân
Cu-li thần hề, cu-li dân.
Bước vào thế kỉ XX, khi mà những cuộc Cần Vương kháng chiến chống Pháp về căn bản đã chấm dứt, thực, dân tưởng đã có thể yên tâm khai thác Việt Nam như một thuộc địa béo bở, hai câu thơ trên của Phan Bội Châu là sự thức tỉnh của một lớp người Việt Nam mới, báo hiệu một thời kì cứu nước mới.
Quyết không thể “chịu ri”, nhà thơ trình bày rõ hơn về quan niệm sống của mình:
Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi
Sinh thời thế phải, xoay nên thời thế
Phùng xuân hội may ra ừ cũng dễ
Nắm địa cầu vừa mót tí con con!
Nhà thơ cho rằng chính đất nước tạo ra con người, đặt ra yêu cầu mà kẻ làm trai phải hoàn thành. Bức chân dung của kẻ làm trai (mặt nam nhi) là do đất nước tạo nên (giang sơn còn tô vẽ). Vì vậy mà con người sinh ra trong hoàn cảnh nào thì phải đáp ứng cho được những yêu cầu mà đất nước đặt ra trong hoàn cảnh ấy. Câu thơ của Phan Bội Châu nêu lên một nguyên tắc sống thật rõ ràng:
Sinh thời thế phải xoay nên thời thế
Một từ “xoay” thật đầy ý chí. Ngày xưa có người từng nói:
Gặp thời thế, thế thời phải thế.
Câu nói tuy đầy bất mãn nhưng cũng đầy cam chịu. Trái hẳn với thái độ này, Phan Bội Châu yêu cầu phải vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh, tạo ra hoàn cảnh mới, “xoay nên thời thế mới”. Ta hiểu: Thời thế mà Phan Bội Châu muốn “xoay nên” ở đây không là gì khác, chính là thoát khỏi cảnh mất nước, thoát khỏi gông cùm nô lệ của bọn cướp nước. Cuộc chơi, cách chơi xuân của Phan Bội Châu hóa ra chính là như thế. Ông còn cho rằng lúc này đúng là lúc “phừng xuân hội”, gặp hội mùa xuân, tức là đúng lúc “chơi xuân”. Đây đúng là lúc cho người ta làm nên sự nghiệp lớn “nắm địa cầu vừa một tí con con”.
Đã khẳng định được mục đích cuộc “chơi xuân” của mình, Phan Bội Châu dành cho đoạn cuối của bài thơ những dòng thơ nói lên thái độ dấn thân của mình trong cuộc chơi xuân ấy. Đó là bốn dòng thơ lục bát nghe thật phấn chấn, tin tưởng, êm ái, nhịp nhàng:
Đạp toang hai cánh càn khôn,
Đem xuân về lại trong non nước nhà!
Hai vai gánh vác sơn hà,
Đã chơi chơi nốt, ối chà chà xuân!
Đạp toang hai cánh càn khôn tức là mở toang cửa trời đất, bước vào giữa trời đất để chơi xuân. Cách chơi xuân của chàng trai họ Phan lúc này thật hào hùng làm sao, mới lạ làm sao. Nhưng chơi xuân, Phan Bội Châu không tìm mùa xuân cho riêng mình, mà là đế “Đem xuân về lại cho non nước nhà”. Vì thế, chơi xuân chính là “Hai vai gánh vác sơn hà, là nhận nhiệm vụ với đất nước quê hương. Câu thơ kết thúc vừa quả quyết vừa sảng khoái:
Đỡ chơi, chơi nốt, ối chà chà xuân!
Quả thật hiếm có những càu thơ nói đến việc lớn trong đời mà lại nói lên một cách nhẹ nhàng thích thú như vậy.
Phan Bội Châu có lần có câu thơ:
Làm trai phải lạ ở trên đời:
(Sinh vi nam tử yếu hi kì)
Chơi xuân như Phan Bội Châu trong bài thơ Chơi xuân thật đúng là “lạ ở trên đời”. Phan Bội Châu “lạ” ở chỗ đã vượt lên những vui thú tầm thường mà người đời thường ham muốn để tìm đến niềm vui bằng một cuộc sống đẹp, có ích cho nước, cho dân. Quả thật, bước vào cuộc “chơi xuân”, ông đã thân vào biết bao gian lao khổ ải. Hàng mấy chục năm trời, cho đến lúc phải đứng trước tòa đại hình của Pháp cũng không hề sợ hãi, hối tiếc. Nói đến Phan Bội Châu là nói đến một nhân cách lớn, một người anh hùng dân tộc: đọc bài thơ Chơi xuân không chỉ là đọc một bài thơ, mà còn để hiểu và kính yêu thêm một tâm hồn, một nhân cách.
loigiaihay.com