Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một nhà văn lớn, một nghệ sĩ tài hoa của nền văn học Việt Nam.
BÀI LÀM
Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một nhà văn lớn, một nghệ sĩ tài hoa của nền văn học Việt Nam. Mỗi lời văn của Nguyễn Tuân đều là những nét bút trác tuyệt như một nét chạm khắc tinh xảo trên mặt đá quý của ngôn ngữ (Tạ Tỵ). Một trong những nét bút trác tuyệt đó là tác phẩm Chữ người tử tà. Nổi bật lên trong tác phẩm là hình tượng nhân vật Huấn Cao và cảnh cho chữ – một cảnh tượng hiếm và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Chúng ta đều biết văn học lãng mạn thường mô tả theo những mẫu hình lí. Có nghĩa là văn chương thường thả trí tưởng tượng của minh để theo đuổi những vẻ đẹp hoàn hảo nhất. Bỡi thế nhân vật viết theo lối lãng mạn có tầm vóc phi thường. Nó là biểu hiện cho những gì mà nhà văn mơ ước, khao khát. Huấn Cao là thế. Từ đầu đến cuối, ông hiện ra như một con người phi thường. Từ tài hoa đến thiên lương, từ thiên lương đến khí phách, nhất nhất đều có tầm vóc phi thường. Có thể nói Huấn Cao là một giấc mơ đầy tính nhân văn của ngòi bút Nguyễn Tuân.
Thiên truyện được mở đầu bằng cuộc đối thoại của hai nhân vật quản ngục và thơ thơ lại. Ở đây tuy Huân Cao hiện lên gián tiếp nhưng cũng đủ để cho ta thấy ông nổi tiếng với tài văn võ song toàn, uy danh đồn khắp cõi tỉnh Sơn. Nhưng trong truyện cái tài được tô đậm nhất ở nhân vật này là tài viết chữ đẹp. Đó là nghệ thuật thư pháp – một bộ môn nghệ thuật truyền thống và cao siêu của dân tộc. Ở đó mỗi lần nhà thư pháp hạ bút là mỗi lần sáng tạo, mỗi nét bút là sự gửi gắm, kí thác toàn bộ những tâm nguyện sâu xa của mình. Bởi thế mỗi con chữ là một tác phẩm nghệ thuật, là sự kết tinh những vẻ đẹp tâm hồn của người viết. Mỗi con chữ là hiện thân của khí phách, của thiên lương và tài hoa. Chữ Huấn Cao thể hiện nhân cách Huấn Cao. Nó quý giá không chỉ vì được viết rất nhanh, “đẹp lắm, vuông lấm” mà trước hết vì đó là những con chữ nói lên khát vọng tung hoành của một con người. Chính vì thế mà có được chữ ông Huấn Cao đã trở thành tâm nguvện lớn nhất, thiêng liêng nhất của quản ngục. Để có được chữ Huấn Cao, quản ngục sẵn sàng đánh đổi tất cả, kể cả sự hi sinh về quyền lợi và sinh mệnh của mình. Nhưng Huấn Cao không chỉ là một đấng tài hoa, sâu xa hơn, ông còn có một tấm lòng – đó là tấm lòng biết quý trọng phần thiện tâm sâu xa trong mỗi con người.
Một nhà văn nước ngoài đã nói: “Hãy đập vào trái tim mình thiên tài là ở đó”. Thì ra cội nguồn của tài năng là ở trái tim, gốc của cái tài là cái tâm. Tấm lòng biết trọng thiên lương là gốc rễ của nhân cách Huấn Cao. Trong mắt Huấn Cao, quản ngục chỉ là một kẻ tầm thường làm nghề thất đức. Bởi thế, Huấn Cao đã thể hiện sự khinh bỉ không cần giấu diếm, đến khi nhận ra quản ngục là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ thì Huân Cao rất ân hận. Bằng tất cả sự xúc động, Huấn Cao đã nói: Ta cảm cái tâm lòng trong thiên hạ. Câu nói ấy đã hé mở cho chúng ta thấy phương châm của một nhân cách, sống là phải xứng đáng với những tấm lòng.
Cảm hứng lãng mạn bao giờ cũng xui khiến các nghệ sĩ khắc họa những hình tượng sao cho hoàn hảo thậm chí đến mức phi thường. Ông Huấn Cao cũng thế. Nguyễn Tuân đã khiến cho hình tượng này trở thành một con người siêu phàm với việc tô đậm một khí phách siêu việt. Căm ghét xã hội thối nát, ông đã cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình, sự nghiệp không thành, ông lĩnh án tử hình. Nhưng tù đầy, gông cùm và cả chết cũng không khuất phục được ông. Đối với Huân Cao, mọi sự trói buộc, tra khảo, giam cầm đều vô nghĩa. Và khi quản ngục hỏi ông muốn gì để giúp, ông đã trả lời bằng sự khinh bạc: “Nhà người đừng đặt chân vào đây nữa” Lời nói của ông có thể là nguyên cớ để ông phải rước lấy những trận trả đũa. Nhưng một khi đã nói nghĩa là ông không hề run sợ, không hề quy phục trước cường quyền và bạo lực. Có thể Huấn Cao sừng sững trong suốt cả thiên truyện như một khí phách kiên cường bất khuất, uy vũ bất năng khuất.
Những phẩm chất tuyệt vời đó Huân Cao đã chói sáng lên trong cảnh tượng cuối cùng mà Nguyễn Tuân đã gọi là cảnh tượng xưa nay chưa từng có – cảnh cho chữ. Cảnh cho chữ là sự biểu hiện sống động rực rỡ và tài hoa, phẩm chất và khí phách của Huấn Cao.
Muốn hiểu được giá trị sâu sắc của cảnh cho chữ chúng ta không thể không nói tới quá trình dẫn đến cảnh cho chữ ấy. Người tinh ý sẽ dễ nhận thấy rằng câu chuyện có hai phần rõ rệt: Phần đầu giới thiệu các nhân vật và dẫn dắt câu chuyện chuẩn bị cho phần sau. Phần sau khắc họa cảnh cho chữ. Nếu không có phần hai thì phần đầu chỉ là những mẩu vụn vặt, thiếu sức sống. Bởi thế phần hai tuy ngắn nhưng lại là kết tinh của toàn bộ câu chuyện. Và bút lực của Nguyễn Tuân càng dồn vào phần này đậm nhất. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh một tình huống đặc biệt. Đó là cuộc gặp hết sức éo le của Huấn Cao và quản ngục – Nơi gặp gỡ là nhà tù, thời gian là những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao. Những điều này làm cho tình thế trở nên ngặt nghèo, bức xúc, khó xoay xở. Nhưng oái ăm hơn cả vẫn là thân phận của hai nhân vật. về bình diện xã hội, họ là những kẻ đối địch. Một người là kẻ phản loạn, dám nổi dậy chồng lại thể chế đương thời, còn người kia là một viên quan đại diện cho chính thể ấy Nhưng về bình diện nghệ thuật, họ lại là hai người tri âm: Một người có tài viết chữ đẹp còn người kia lại vô cùng ngưỡng mộ cái tài đó. Sự trái ngược này đã đặt quản ngục trước sự lựa chọn nghiệt ngã: hoặc là muốn làm tròn bổn phận của một viên quan thì phải chà đạp lên tấc lòng tri kỉ hoặc muốn trọn đạo tri kỉ thì phải phản bội chức phận của một viên quan. Quản ngục sẽ hành động như thế nào. Ông ta hành động như thế nào thì tư tuởng tác phẩm sẽ nghiêng về hướng đó.
Với một tương quan như vậy, quan hệ giữa họ ban đầu rất căng thẳng. Tâm nguyện lớn nhất của quản ngục là có được chữ của ông Huân Cao nhưng đây là cơ hội cuối cùng. Còn Huân Cao tuy có tài viết chữ nhưng lại chỉ cho chữ những ai ông cho là tri kỉ. Vậy muốn có chữ Huân Cao thì quản ngục phải được ông thừa nhận là tri kỉ trong vòng mấy ngày tới. Điều đó lại dường như không thể đạt được. Trong mắt Huấn Cao, quản ngục cũng có những ưu thế để đối xử với những người tù thông thường. Đó là ông là có thừa quyền lực và tiền bạc. Nhưng Huân Cao không phải hạng tiểu nhân như thế, quyền lực không ép được ông cho chữ, tiền bạc không mua được chữ ông. May thay ở viên quản ngục lại có một tấm lòng trong trẻo – tấm lòng “biệt nhỡn liên lài”. Và tấm lòng này đã khiến cho Huấn Cao cảm động. Sự cảm này của Huấn Cao là cội nguồn dẫn đến cảnh cho chữ.
Vậy là việc Huấn Cao cho chữ không giống như việc trả nợ một cách tầm thường, không giống việc một kẻ sắp bị tử hình đang đem tài sản cuối cùng cho người sống, cũng không phải là cơ hội cuối cùng mà để Huân Cao trình diễn tài năng, về bản chất việc cho chữ là sự xúc động của một tấm lòng một tấm lòng.
Về cảnh cho chữ Nguyễn Tuân gọi là cảnh “xưa nay chưa từng có”. Bởi trước hết lẽ ra nó phải diễn ra ở nơi sang trọng, đàng hoàng thì nó lại diễn ra trong căn buồng giam chật hẹp, hôi hám, bẩn thỉu. Và người đem cho cái đẹp lẽ ra phải thuộc thế giới tự do thì ở đây lại là tử tù sắp bị hành hình. Đặc biệt ở đây diễn ra một sự đổi ngôi xưa nay chưa từng có. Kẻ cầm quyền hành trong tay thì bị tước hết quyền uy, khúm núm trước Huấn Cao, kẻ tưởng chừng bị mất cả quyền sống là ông Huấn Cao thì trở nên đầy quyền uy khi chăm chú tô đậm từng nét chữ và cho quản ngục những lời khuyên. Và quản ngục vái lạy Huân Cao như một bậc thánh nhân: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh. Cảnh cho chữ là khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện trước cái xấu, cái ác. Trong căn phòng giam ẩm thấp đó, ánh áng rực rỡ của bó đuốc đã đẩy lùi bóng tối, mùi thơm của chậu mực đã xua đuổi mùi phân chuột, phân gián, màu trắng của tấm lụa bạch đã xóa tan sự u ám của nhà tù. Lúc này cái đẹp đang lên ngôi, cái đẹp đang đăng quang, ngự trị chiến thắng hoàn toàn cái xấu. Trong những con người ấy lúc này chỉ còn là niềm kính trọng, tôn sùng cái đẹp. Phẩm chât và nhân cách của Huấn Cao đang tỏa sáng, soi đường dẫn dắt quản ngục – một kẻ nhầm đường, lạc lối. Qua đây tác giả cũng khẳng định rằng cái đẹp có thể tồn tại ở mọi nơi, mọi lúc, chiến thắng mọi cái xấu, cái ác. Và cái đẹp có thể cứu rỗi linh hồn con người, giúp con người hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn. Cái đẹp sẽ không bị khuất đi ngay cả khi nó bị vùi dập. Đó là giá trị nhân văn của tác phẩm.
Với nghệ thuật vẽ mây, nảy trăng và nghệ thuật đối lập, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật hình tượng Huấn Cao và khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp. Đồng thời nhà văn còn sử dụng hệ thống ngôn ngữ cổ: biệt nhỡn liên tài, thiên lương, bái lĩnh, sở nguyện…. mang lại cho truyện bầu không khí và nhịp điệu của thời phong kiến xa xưa, giúp nhà văn tái tạo câu chuyện của một thời vang bóng.
Hoctotnguvan.vn