Qua phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Hãy trả lời: Vì sao chị em Liên đêm đêm lại cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua? Thể hiện tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, nhà văn muốn nói điều gì với người đọc

Liên và chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ

I. Vì sao chị em Liên cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua phố huyện?

1. Đối với mọi người

   Tìm một chút ánh sáng mới:

+ Chị Tí: Hằng ngày đi mò cua bắt tép, tối mới dọn cái hàng nước dưới gốc cây bàng: chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối đến đêm. Do đó, việc dọn hàng sớm hay muộn chẳng có ăn thua gì.

+ Bác Siêu: Bán hàng phở (gánh) nhưng ở cái huyện nhỏ này, quà bác Siêu là một thứ quà xa xỉ, hai chị em Liên không bao giờ mua được.

+ Bác Xẩm: Ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách.

– Tất cả những con người ấy làm những việc quen thuộc của mình, nhưng dường như không phải vì mục đích đó. Họ làm vì thói quen? Vì để tránh sự buồn chán vào ban đêm ở phố huyện nghèo? Hay làm vì chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ.

2. Đối với chị em Liên

– Nhạy cảm, còn trẻ.

   Liên ngồi yên lặng bên mấy quá thuốc sơn đen, đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần, và cái buồn của buổi chiều quê thấm vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu tại sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

– Hiện tại: Một niềm vui giữa cảnh buồn tẻ nơi phố huyện.

+ Bóng tối ngập đầy dần, trời nhá nhem tối (cụ Thi đi lẩn vào bóng tối), trời bắt đầu đêm, đường phố và các con ngõ con dần chưa đầy bóng tối. Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sầm đen hơn nữa. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mông và yên lặng, đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối.

+ Ánh sáng mờ nhạt, lẻ loi: Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn trong lò. Các nhà đã lên đèn… Những nguồn ánh sáng ấy đều chiếu ra ở ngoài phố khiến cát từng chỗ lấp lánh và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối, một vài cửa hàng còn thức nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng. Vòm trời hàng ngàn ngôi sao lấp lánh, lẫn với những vệt sáng của đom đóm bay là trên mặt đất hay len vào cành cây, quãng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng của chị Tí, về phía huyện một chấm lửa nhỏ và lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi, rồi lại hiện ra. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí và cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát với trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ thưa thớt từng hạt sáng lọt qua phên nứa. Qua khe lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vừng sáng nhỏ xanh nhấp nháy, hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài.

+ Cuộc sống càng trở nên buồn tẻ theo nhịp điệu của bóng tối và ánh sáng:

   Cái giờ khắc của ngày tàn: chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng. Hai chị em Liên gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Chợ họp đã vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất… Một vài người bán hàng về muộn còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa. Người bán hàng đêm uể oải dọn hàng; bà già điên xuất hiện nhưng rồi đi lẩn vào đêm tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng.

   Đêm tối: Các nhà đóng cửa im im, trẻ con tụ họp nhau trên thềm hè, hai chị em (Liên) ngồi yên trên chõng, đưa mắt theo dõi những bóng người về muộn, lừ đừ đi trong đêm. Bác (Siêu) cúi xuống nhóm lại lửa, thổi vào cái ống nứa con. Bóng bác mênh mang ngả xuống đất, một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ tất cả phố huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí.

– Quá khứ với những kỉ niệm đẹp đẽ:

+ Hấp dẫn, sinh động: Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chị được hưởng những thức quà ngon, lạ – bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền, được đi chơi Bờ Hồ, uống những cốc nước lạnh xanh đỏ.

+ Nhiều ánh sáng. Ngoài ra, kỉ niệm Hà Nội nhớ lại không rõ rệt cái gì, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh. Hà Nội nhiều đèn quá!

– Đoàn tàu:

+ Chuyến tàu đó là hoạt động cuối cùng của ban đêm.

+ Mọi người cùng mong đợi: Bác Siêu nghển cổ ra phía ga lên tiếng; Đèn ghi đã ra kia rồi.

+ Một sự khác lạ: Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu cùng vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh khi vào nghỉ. Một làn khói bùng sáng trắng lên đàng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Tiêng còi đã rít lên và tàu rầm rộ đi tới… đoàn xe vút qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu sáng cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các toa cửa kính sáng.

+ Làm xáo động cuộc sống vốn tĩnh lặng: Tiếng vang động của xe hỏa đã nhỏ rồi, và mất dần trong bóng tối, lắng lại không còn nghe thấy nữa. Cả phố huyện mới thật hết xáo động.

+ Không thuộc thế giới nơi chị em Liên sống, nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn chị Tí và ánh lửa của bác Siêu.

+ Gợi lên những khát vọng mơ hồ nhưng cay đắng. Chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ. Liên lặng lẽ theo mơ tưởng.

II. Ý nghĩa

– Thương cảm với cảnh sống nghèo khó, vô danh, vô nghĩa: Ước mơ rất đỗi bình thường và nhỏ bé, chỉ là một đoàn tàu vụt qua trong đêm tối.

– Thể hiện cái nhìn lạc quan về con người: Họ còn sự gắn bó, muốn thay đổi trong cuộc sống. Tất cả mọi người đều biết ước mơ, mong mỏi thay đổi nào đó. Dù rất mơ hồ, rời rạc. Điều đó chứng tỏ, ngày dù tàn, cảnh cũng tàn nhưng lòng và đời của họ không tàn, nhất là với đứa trẻ như chị em Liên.

Hoctotnguvan.vn

 

Bài liên quan

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Bài làm 1 Loading……
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em…
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân…
Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận – Bài làm…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *