Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành

“Học” ớ đây hiểu là lí thuyết, là một quá trình mà ở đó chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Học cũng có thể là một quá trình tự thân vận động.

Lời giải chi tiết

GỢI Ý LÀM BÀI

1. Mở bài:

Giới thiệu vai trò, tầm quan trọng của việc “Học đi đôi với hành”

2. Thân bài

* Giải thích câu nói: Thế nào là “Học đi đôi với hành”?

+ “Học” ớ đây hiểu là lí thuyết, là quá trình mà ở đó chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Học cũng có thể là một quá trình tự thân vận động. Quá trình ấy gọi là quá trình tự học: Học trong sách vở, tài liệu hay học trong cuộc sống. Quá trình này nhằm đến một cái đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của mình, giúp mình phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước.

+ “Hành” xưa nay vẫn được hiểu là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Hành là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. Hành có nhiều cấp độ. Nó tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến đâu. Những người nông dân ra đồng làm ruộng chắc chắn sẽ khác rất nhiều những người kĩ sư vận hành máy móc trong công xướng và lại càng khác hơn nữa khi ta so sánh với công việc của một nhà văn…

* Bàn luận vấn đề

– Học phải đi liền với thực hành. Nó là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau.

+ Trong mối quan hệ giữa học với hành, học đóng vai trò quyết định. Nhưng nếu như ta chỉ biết học lí thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lí thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết. Chúng ta không chỉ học vẹt những lí thuyết đã được học mà còn phải biết áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống. Chúng ta phải biến những lí thuyết đã học thành những tri thức phục vụ cho cuộc sống. Muốn thế ta phải học giỏi, phải nắm vững được những kiến thức cần thiết.

+ Đôi lúc, những lí thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành, gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lí thuyết, và thực hành nhuần nhuyễn những điểu đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lí thuyết. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.

– Mục đích của việc học:

+ Quá trình học nhằm đến một mục đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của mình. Giúp mình mở rộng hơn, hiểu sâu hơn những kiến thức của nhân loại.

+ Nhằm trang bị cho chúng ta những kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, để từ đó ta vận dụng vào lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất, … góp phần đưa xã hội ngày một phát triển.

+ Nhằm phát triển nhân cách một cách toàn diện.

– Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

+ Nhưng vẫn còn những trường hợp học sinh, sinh viên được học lý thuyết nhưng ít được thực hành. Ví dụ, ở một số trường phổ thông, học lí thuyết về môn Hoá, môn Lí, chưa thể có 100% học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm, ở các trường học nghề, các máy móc dùng để thực hành có khi đã cũ kỉ, lạc hậu so với thực tại. 

+ Cần phê phán những quan điểm sai lầm:

    Học mà không thực hành: Con người sẽ trở nên viển vông không thực tế, khi đó sẽ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến Việt Nam, lối học thông dụng là “tầm chương trích cú”. Cuối cùng những kẻ sĩ được đào tạo chỉ biết sách vở, thiếu thực tiễn. Từ đó làm cho xă hội bị trì trệ, kém phát triển.

    Nếu hành mà không học thì sẽ thiếu đi kiến thức cơ bản. Mọi thành quả trong lao động chỉ dựa vào những kinh nghiệm của cá nhân. Nhất định thành công ấy sẽ không tiếp tục, không bền vững.

– Liên hệ bản thân: Em đã kết hợp việc học với hành như thế nào

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề

loigiaihay.com

Bài liên quan

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Bài làm 1 Loading……
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em…
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân…
Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận – Bài làm…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *