Đề bài: Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu.
1.Tim hiểu đề
Đề bài thuộc dạng đề mở, người viết tự xác định lấy đề tài và phạm vi nội dung bàn bạc. Cụ thể ở đây là cần xác định: Thế nào là một thói hư tật xấu? Thói hư tật xấu mà HS thây cần phê phán ở đây là gì? Trên cơ sở xác định rõ đối tượng bàn bạc, HS cần phân tích những biếu hiện cụ thể của thói hư tật xấu này và lí giải tại sao cần phê phán thói hư tật xâu đó bằng việc phân tích nguyên nhân hình thành và chỉ ra tác hại của nó đôi với cuộc sống con người. Cuối cùng HS cần liên hệ với bản thân đế rút ra bài học về cách sống, cách ứng xử.
2.Dàn ý sơ lược
Mở bài:
-Giới thiệu vấn đề.
Thân bài:
1.Khái niệm thói hư tật xấu và thói xấu cần phê phán hiện nay nghiện Internet.
2.Nhận diện thực tế:
-Điều kiện hình thành thói quen xấu.
-Biểu hiện của thói quen xấu.
3.Phân tích nguyên nhân, hậu quả:
-Nguyên nhân.
-Hậu quả.
4.Giải pháp khắc phục.
5.Liên hệ, rút ra bài học.
Kết bài:
-Kể vắn tắt một câu chuyện, sự việc có tính điển hình về hậu quả của việc nghiện Internet.
-Khẳng định sự cần thiết của việc loại bỏ thói quen xấu này.
3.Dàn ý chi tiết
Mở bài:
-Trong cuộc sống, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà con người hình thành cho minh những thói quen, trong đó có thói quen tốt và cũng không ít những thói quen xấu cần phê phán.
-Một trong những thói quen xấu cần phê phán trong giới trẻ hiện nay là nghiện Internet.
Thân bài:
1. Khái niệm “thói hư tật xấu” và tật nghiện Internet.
-“Thói” là lối, cách sống, cách hoạt động không tốt được lặp lại lâu ngày thành quen. “Tật” là thói quen xấu, khó sửa. “Thói hư tật xấu” là cách sông, cách hành động sai lầm được lặp đi lặp lại thành thói quen khó sửa.
-Tật nghiện Internet là việc lên mạng Internet đế làm nhừng việc vô bổ, thậm chí gây tổn hại đến cuộc sống về mọi mặt. Tật nghiện Internet đã trở thành một thói quen, một niềm ham mê đến lú lẫn, mất hết lí trí.
2.Nhận diện thực tế:
-Điều kiện hình thành thói quen xấu:
+ Sự bùng nổ của dịch vụ Internet: ở thành phố, hiếm có một đường phô nào không có một vài cửa hàng dịch vụ Internet có vài chục máy tính được nối mạng với những thông tin quảng cáo hấp dẫn như “đường truyền tốc độ cao”, “giá rẻ”, “game mới”…
+ Ngay cả ở các vùng nông thôn, dịch vụ Internet cũng trở lên rất phố biến. Mật độ các cửa hàng không dày đặc như ở thành phố song muôn tìm không phải là việc khó khăn.
+ Đối tượng khách hàng của dịch vụ này rất đa dạng, trong đó phần lớn là thanh niên, học sinh cùa các cấp học THCS, THPT đến sinh viên các trường cao đẳng; đại học.
Bài làm
Khi đất nước đang ngày càng phát triển và hòa nhập với kinh tế thế giới thì có rất nhiều cơ hội đặt ra. Cần phải biết nắm bắt thời cơ cũng như điều kiện thuận lợi để phát triển mình. Tuy nhiên bên cạnh đó có rất nhiều thách thức còn tồn tại, ủ mầm cần được phát hiện và triệt tiêu. Một trong những thách thức đó chính là thói hư tật xấu.
Thói hư tật xấu ở thời đại nào, xã hội nào cũng có nhưng khi nhu cầu của con người ngày càng cao, kinh tế phát triển thì dường như nó càng lây lan mạnh hơn. Thói hư tật xấu chính là những thói quen không tốt, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự. Tất cả sẽ tạo thành thói quen và dần dần hình thành tính cách không tốt của bản thân người đó. Thói hư tật xấu chỉ là một từ ngữ gói gọn rất nhiều hành vi không đúng, vi phạm xã hội, vi phạm nhân phẩm.
Biểu hiện của thói hư tật xấu không hề hiếm trong xã hội hiện nay. Chúng ta có thể thấy rất nhiều khi đi trên đường, trong nhà trường, nơi công sở…Có thể kể đến một số biểu hiện cụ thể như: trộm cắp, hút thuốc lá, chích ma túy, chơi bời, vô văn hóa, thiếu lịch sự với bố mẹ và những người xung quanh. Những hình vi này từ mức thấp nhất sẽ dần hình thành nên thói quen khó bỏ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển xã hội cũng như nhân cách của con người đó.
Hằng ngày chúng ta vẫn thường nghe những câu văng tục, chửi thề ngay khi đi trên đường. Có thể họ không chửi ai cụ thể, chỉ là câu cửa miệng nhưng đây là điều không nên, vì nó làm mất đi sự thanh lịch và nét đẹp văn hóa giao tiếp.
Gần đây nạn trộm cắp đang diễn ra khá phức tạp ở lứa tuổi còn rất trẻ. Chắc chắn bạn đã từng gặp nhiều em học sinh cấp 2, cấp 3 bị công an xã gọi đến làm việc vì tội trộm cắp tài sản để tiêu xài cũng như thỏa mãn một số nhu cầu cá nhân. Đáng nhẽ ra lứa tuổi này cần được giáo dục và rèn luyện đến nơi đến chốn, ý thức của các em cần phải hiểu biết nhưng các em đã tự hủy hoại đi nhân phẩm bằng những hành vi xấu như thế này.
Không chỉ dừng lại ở đó, các em vì quá trẻ nên rất dễ bị những người lớn tuổi hơn, ranh ma hơn dụ dỗ làm những việc sai trái. Từ việc trộm cắp vặt, các em đã bị lôi kéo vào đường dây cướp giật có tổ chức. Các em bị sa vào vũng bùn, ở đó các em thành những kẻ đầu đường xó chợ, trắng trợn cướp bóc, rồi chích hút…Tất cả những hành vi đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu mà có thề các em vẫn ước chừng được trước.
Tương lai của các em, nhân phẩm của các em sẽ chẳng mấy chốc bị hủy hoại trong bàn tay của chính mình. Điều này thật đáng buồn biết bao.
Thói hư tật xấu trong xã hội hiện nay diễn ra với tốc độ chóng mặt, rất khó kiểm soát. Nếu không kịp thời ngăn chặn tình trạng trên thì chắc chắn rằng xã hội này ngày càng loạn lạc. Cơ quan chức năng, chính quyền cần có biện pháp cụ thể vừa răn đe, vừa khuyên nhủ để đưa các em trở về với cuộc sống thường ngày, hòa nhập cộng đồng.
Để ngăn chặn, làm hạn chế những thói hư tật xấu ảnh hưởng không tốt đến xã hội và bản thân bạn thì đòi hỏi nhận thức của mỗi người cần được nâng cao. Đây chính là điều tiên quyết có thể giúp bạn vượt qua những cám giỗ đề hòa nhập xã hội, hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn.
Thế hệ trẻ hiện nay cần nhận thức rõ được thói hư tật xấu sẽ có sức công phá lớn như thế nào để tránh và không sa vào. Đó chính là ý thức và bản lĩnh của mỗi người.
Như vậy thói hư tật xấu ngày càng diễn ra phức tạp trong xã hội. Bởi vậy yêu cầu mọi người cần phải có sự kiên nhẫn chống lại cái xấu, rèn luyện bản thân mình ngày càng tốt đẹp hơn.