Soạn bài tuyên ngôn độc lập tiếp theo

Soạn bài tuyên ngôn độc lập tiếp theo

I.Tác giả

II.Tác phẩm

1.Hoàn cảnh ra đời

Ngày 19-8-1945, chính quyền ở thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân ta. Ngày 23-8-1945, tại Huế, trước hàng vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại thoái vị. Ngày 25-8-1945, gần một triệu đồng bào Sài Gòn – Chợ Lớn quật khởi đứng lên giành chính quyền. Chỉ không đầy 10 ngày, Tổng khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ.

Cuối tháng 8-1945, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Và ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỉ nguyên mới độc lập, tự do cho nhân dân và dân tộc ta.

2.Bố cục

a.Từ đầu đến không ai chối cãi được: Cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập.

b.Từ Thế mà hơn 80 năm nay đến Dân tộc đó phải được độc lập: Bản cáo trạng tội ác của thực dân Pháp và quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.

c.Phần còn lại: Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố với thế giới.

3.Nội dung

3.1.Cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản “Tuyên ngôn độc lập”

Cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập khẳng định quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

Hồ Chí Minh đã trích hai câu nổi tiếng trong hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp, trước hết để khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại, sau nữa là “suy rộng ra…” nhằm nêu cao một chân lí tưởng về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế giới.

Cách mở bài rất đặc sắc, từ công nhận Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng thời đại đi đến khẳng định Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là khát vọng của các dân tộc. Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ.

Cách mở bài rất hay, hùng hồn trang nghiêm. Người không chỉ nói với nhân dân Việt Nam ta, mà còn tuyên bố với thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, nhất là các nước trong khối Đồng minh, đồng thời ngăn chặn âm mưu tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa của thực dân Pháp.

3.2.Nội dung chính

a.Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp

-Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp, chúng “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.

-Năm tội ác về chính trị: 1 – tước đoạt tự do dân chủ, 2 – luật pháp dã man, chia để trị, 3 – chém giết những thiến sĩ yêu nước của ta, 4 – ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân, 5 – đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện.

-Năm tội ác lớn về kinh tế: 1 – bóc lộc tước đoạt, 2 – độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, 3 – sưu thuế nặng nề, vô lí đã bần cùng nhân dân ta, 4- đè nén khống chế các nhà tư sản ta, bốc lột tàn nhẫn công nhân ta, 5 – gây ra thảm họa cho hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945.

-Trong vòng 5 năm (1940 – 1945) thực dân Pháp đã hèn hạ và nhục nhã “bán nước ta hai lần cho Nhật”.

-Thẳng tay khủng bố Việt Minh, “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao bằng”.

b.Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta

-Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật hàng Đồng minh.

-Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

-Chế độ thực dân Pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xóa bỏ.

-Trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”.

“Một dân tộc dã man góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc dã man góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được đôc lập!”.

Phần thứ hai là những bằng chứng lịch sử không ai chối cãi được, đó là cơ sở thực tế và lịch sử của bản Tuyên ngôn Độc lập được Hồ Chí Minh lập luận một cách chặt chẽ với những lí lẽ đanh thép, hùng hồn.

c.Lời tuyên bố với thế giới

-Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập (từ khát vọng đến sự thật lịch sử hiển nhiên).

-Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy (được làm nên bằng xương máu và lòng yêu nước).

Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, thể hiện phong cách chính luận của Hồ Chí Minh.

4.Kết luận

Cùng với bài thơ Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, bản Tuyên ngôn Độc lập phản ánh đúng diện mạo tinh thần và truyền thống chống xâm lược của dân tộc Việt Nam trong trường kỳ lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước.

Lối viết ngắn gọn (950 từ), có câu văn 9 từ mà nêu đủ nêu đúng một cục diện chính trị: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, nhưng những bằng chứng lịch sử về 10 tội ác của thực dân Pháp và quá trình dấu tranh giành độc lập của nhân dân ta là không ai chối cãi được. Sử dụng diệp ngữ tạo nên những câu văn trùng điệp đầy ân tượng: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong những bể máu”. Cách dùng từ sắc bén: “cướp không ruộng đất”, “giữ đôc quyền in giấy bạc”, “quỳ gối đầu hàng… rước Nhật”, thoát ly hẳn… xóa bỏ hết… xoát bỏ tất cả…”. Hoặc “chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”…

Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn: “Một dân tộc đã gan gốc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay – một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay – > dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”. Một luận điểm, một lí lẽ được trình bày bằng hai luận cứ, dẫn đến kết luận khẳng định được diễn đạt trùng điệp, tăng cấp.

Tóm lại, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh góp phần làm giàu đẹp lịch sử và nền văn học dân tộc, tô thắm tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự do của nhân dân ta.

Bài liên quan

Phân tích tác phẩm ‘Chiếc thuyền ngoài xa’ của Nguyễn Minh Châu

Phân tích tác phẩm ‘Chiếc thuyền ngoài xa’ của Nguyễn Minh Châu

Đề bài:Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Bài làm…
Phân tích tác phẩm Đất của Anh Đức

Phân tích tác phẩm Đất của Anh Đức

Đề bài: Phân tích tác phẩm Đất của Anh Đức. Bài làm 1.Anh Đức thuộc…
Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn. Bài làm Lỗ Tấn (1881…
Phân tích tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS

Phân tích tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS

Đề bài: Phân tích tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *