Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học – Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học. Đề 1: Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3

Câu 1

Đề 1: Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.

Dàn bài:

MB: 

– Dẫn dắt vấn đề

TB:

* Giải thích

– Ý kiến của Nguyễn Văn Siêu: bày tỏ về quan niệm văn chương chân chính.

+ Loại văn chương “đáng thờ” là văn chương “chuyên chú ở con người”, là văn chương “vị nhân sinh”, hướng đến phục vụ đời sống con người.

+ Loại văn chương “không đáng thờ” là loại văn chương “chỉ chuyên chú ở văn chương”, lo rèn câu đúc chữ, ở hình thức nghệ thuật, đó là văn chương”vị nghệ thuật”.

* Phân tích, chứng minh, bình luận

– Trong lịch sử phê bình văn học Việt Nam thời hiện đại cũng đã từng xảy ra cuộc bút chiến nổi tiếng giữa hai trường phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” (Nghệ thuật coi nghệ thuật là mục đích) và “nghệ thuật vị nhân sinh”. Kết quả là phái “nghệ thuật vị nhân sinh” đã chiên thắng (thời kì 1930 – 1945)

– Chứng minh: những tác phẩm lớn từ xưa đến nay chưa bao giờ thoát li cuộc sống con người. Các tác phẩm đó đều lấy hiện thực của đất nước, dân tộc, nhân loại đế phản ánh và đấu tranh cho những quyền lợi của dân tộc, của nhân dân. Ví dụ:

Hịch tướng sĩ (Trần Quôc Tuấn) thuyết phục các tướng sĩ bỏ việc vui chơi, chăm lo việc quân cơ, đánh giặc giữ nước.

+ Bài Cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) phản ánh, tổng kết, ngợi ca cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống lại xâm lăng của giặc Minh và tuyên bố chủ nghĩa của dân tộc ta, khai sinh một đât nước – một triều đại mới

Truyện Kiều (Nguyễn Du) là tiếng kêu đứt ruột, cũng là tiếng nói đấu tranh cho quyền sông của những con người bị áp bức nói chung trong xã hội phong kiến.

=> Những tác phẩm ấy chưa bao giờ rời xa quyền lợi của nhân dân, của dân tộc và sự tiến bộ của nhân loại.

–  Tuy nhiên, nghệ thuật chuyên chú ở con người không có nghĩa là không coi trọng tính nghệ thuật, cần phải đảm bảo tính nghệ thuật mới thì mới có giá trị, có sức thuyết phục cao.

KB: Khái quát lại vấn đề

Câu 2

Đề 2: Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?

Dàn bài:

MB: Giới thiệu vấn đề

TB:

* Giải thích:

+ “Phong cách” chỉ nét riêng độc đáo trong sáng tác nghệ thuật, phân biệt nhà văn/nhà thơ này với nhà văn/nhà thơ khác. Phong cách riêng thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

+ “Phong cách là người”: nhấn mạnh phong cách văn chương cũng là cá tính con người của nghệ sĩ, khẳng định vai trò của cá tính với phong cách nghệ thuật của họ.

* Phân tích, chứng minh, bình luận

– Phong cách bao gồm cả phương diện nội dung và nghệ thuật :

+ Độc đáo về nội dung thể hiện ở quan niệm về cuộc sống và con người từ việc lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, cách lí giải những vấn đề về cuộc sống và con người….

+ Độc đáo về nghệ thuật thể hiện ở phương thức biểu hiện, ở việc lựa chọn các thủ pháp nghệ thuật , tổ chức kết cấu, sử dụng ngôn ngữ….

– Chứng minh qua phong cách của một số nhà văn lớn: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn Tuân…                               

=> Những nhà văn, nhà thơ có tài năng thực sự mới có thể định hình phong cách riêng của mình. Phong cách chính là nét độc đáo và phần đóng góp riêng của nhà văn cho đời sống văn học.

– Ý kiến của Buy-phông đúng nhưng không tuyệt đối, vì phong cách nghệ thuật không đồng nhất hoàn toàn với cá tính ngoài đời của nhà văn.

KB: Khái quát, mở rộng vấn đề

Câu 3

Đề 3: Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e:” Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra”.

Dàn bài:

MB: Giới thiệu vấn đề

TB:

* Giải thích

– “Nâng cao tinh thần”, “gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm”: giúp phát triển đời sống tinh thần, làm đẹp tâm hồn và bồi đắp bản lĩnh sống.

– “Cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra”: chỉ tác phẩm có giá trị đích thực.

* Phân tích, chứng minh, bàn luận:

+ Tiêu chí đánh giá một tác phẩm hay là giá trị giáo dục của tác phẩm đó.  

• Giáo dục là một trong ba tác dụng lớn nhất của văn chương chân chính, bên cạnh tác dụng thẩm mĩ và nhận thức.

• Tác dụng giáo dục to lớn của văn chương đối với con người: “nâng cao tinh thần”, “gợi tình cảm cao quý và can đảm”. (Lấy dẫn chứng chứng minh)

+ Để đạt hiệu quả giáo dục cao, tác phẩm văn chương phải có hình thức thẩm mĩ hấp dẫn, lôi cuốn, lay động người đọc.

+ Mở rộng: Ý kiến trên vô hình chung nhắc nhở trách nhiệm của người cầm bút và sự tỉnh táo, thông minh của người đọc trong việc chọn lựa tác phẩm văn học.

KB: Khẳng định tính đúng đắn và ý nghĩa của ý kiến trên.


Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Phân tích tác phẩm ‘Chiếc thuyền ngoài xa’ của Nguyễn Minh Châu

Phân tích tác phẩm ‘Chiếc thuyền ngoài xa’ của Nguyễn Minh Châu

Đề bài:Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Bài làm…
Phân tích tác phẩm Đất của Anh Đức

Phân tích tác phẩm Đất của Anh Đức

Đề bài: Phân tích tác phẩm Đất của Anh Đức. Bài làm 1.Anh Đức thuộc…
Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn. Bài làm Lỗ Tấn (1881…
Phân tích tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS

Phân tích tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS

Đề bài: Phân tích tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *