Soạn bài Ôn tập phần làm văn siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 12 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
I – NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP
Câu 1 (trang 182 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
* Các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn THPT
Kiểu văn bản |
Yêu cầu |
Tự sự |
Bố cục rõ ràng, cốt truyện hợp lí, kết cấu logic, có ý nghĩa. |
Thuyết minh |
Tri thức cung cấp cần chính xác, bổ ích; ngôn ngữ cần tường minh, chặt chẽ; kết cấu hợp lí; ít sử dụng biện pháp tu từ, nếu có cần phù hợp |
Nghị luận |
Xác định đúng vấn đề nghị luận; Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục; Ngôn ngữ khách quan; Quan điểm rõ ràng, tiến bộ. |
Các VB khác |
Một số văn bản báo chí (quảng cáo, bản tin…); Văn bản tổng kết. |
Câu 2
Câu 2 (trang 182 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
* Các bước thực hiện một văn bản:
– Tìm hiểu đề, xác định yêu cầu của đề.
– Tìm ý, chọn ý, sắp xếp theo trình tự hợp lí để có dàn ý hiệu quả.
– Lập dàn ý
– Viết văn bản
– Kiểm tra và sửa lỗi (nếu có).
Câu 3
Câu 3 (trang 182 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
a. Văn nghị luận trong nhà trường có hai đề tài cơ bản: nghị luận xã hội (về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống) và nghị luận văn học (về một tác phẩm/đoạn trích/một khía cạnh văn học).
+ Điểm chung: đều đòi hỏi người biết bày tỏ quan điểm riêng về vấn đề dựa trên những thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ.
+ Điểm riêng: NLXH đòi hỏi người viết phải có hiểu biết nhất định về các vấn đề, các hiện tượng xã hội; NLVH đòi hỏi người viết cần nắm chắc một số khái niệm lí luận văn học cơ bản, hiểu biết chính xác về giá trị của tác phẩm và có năng lực cảm thụ tác phẩm.
b. Lập luận trong văn nghị luận
+ Lập luận gồm hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng.
+ Luận điểm là những ý lớn, những khía cạnh tư tưởng cơ bản trong bài; luận cứ là các lí lẽ, luận chứng là các dẫn chứng. Phương pháp lập luận là cách sắp xếp, trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng. Luận cứ có vai trò chứng minh cho luận điểm.
+ Yêu cầu cơ bản và cách xác định luận cứ: luận cứ cần chặt chẽ, khách quan và phục vụ cho luận điểm. Cách tìm luận cứ là triển khai luận điểm, tách luận điểm thành những ý nhỏ.
+ Có 6 thao tác lập luận cơ bản: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, so sánh, bác bỏ. Một bài văn nghị luận cần sử dụng một số thao tác lập luận nhưng người viết cần xác định đâu là thao tác chính, đâu là thao tác hỗ trợ.
+ Các lỗi thường gặp khi lập luận: sắp xếp luận điểm, luận cứ lộn xộn, thiếu logic; sử dụng luận cứ không tiêu biểu hoặc thiếu thuyết phục; bỏ sót ý.
LUYỆN TẬP
Câu 2 (trang 183 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
a. Tìm hiểu đề
Tìm hiểu đề |
Đề 1 |
Đề 2 |
Kiểu bài |
Nghị luận xã hội |
Nghị luận văn học |
Vấn đề nghị luận |
Tùy tiện đưa chuyện về người khác là một thói xấu. |
Giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ. |
Thao tác lập luận |
Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận |
Phân tích, chứng minh, bình luận |
Phạm vi tư liệu |
Truyện “Ba câu hỏi”; tư liệu khác trong sách vở, trong cuộc sống |
Đoạn thơ được lựa chọn trong đoạn trích “Đất Nước” (NKĐ) |
b. Lập dàn ý
Đề 1:
* MB: Giới thiệu câu chuyện “Ba câu hỏi” và vấn đề rút ra từ câu chuyện ấy.
* TB:
– Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện, từ ba câu hỏi của Xô-cơ-rát rút ra vấn đề nghị luận: thói xấu tùy tiện đưa chuyện về người khác.
– Bày tỏ quan điểm về vấn đề nghị luận: tùy tiện đưa chuyện về người khác khi chưa biết rõ sự thật, cũng không nhằm mục đích chính đáng thực sự là một thói xấu cần loại bỏ.
– Bàn luận về vấn đề và dùng dẫn chứng để chứng minh:
+ Trân trọng và khâm phục cách ứng xử kiên quyết, thông minh của Xô-cơ-rát.
+ Lí giải vì sao tùy tiện đưa đặt chuyện về người khác là thói xấu?
+ Mở rộng về ứng xử và thói quen giao tiếp của người Việt.
– Rút ra bài học nhận thức và hành động: cần thận trọng khi nói và cả khi lắng nghe.
* KB: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân.
Đề 2:
* MB: Giới thiệu Nguyễn Khoa Điềm, đoạn trích “Đất Nước” và đoạn thơ lựa chọn. (VD: 9 câu mở đầu).
* TB:
– Khái quát:
+ Giới thiệu chung về chủ đề đất nước trong văn học 1945-1975.
+ Hoàn cảnh ra đời trường ca “Mặt đường khát vọng”, đánh giá chung giá trị đoạn trích “Đất Nước” và nêu vị trí đoạn thơ sẽ phân tích (phần mở đầu của đoạn trích).
– Phân tích đoạn thơ:
+ Giá trị nội dung: 9 câu thơ đầu là những suy tư, lí giải cội nguồn đất nước và trả lời cho câu hỏi “Đất nước có từ bao giờ?”
• Đất nước có từ xa xưa.
• Có cả một quá trình dài lâu hình thành đất nước: bắt đầu, lớn lên, có từ ngày đó.
• Đất nước hình thành cùng quá trình sinh tụ và phát triển của nhân dân với văn học dân gian (cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, ca dao…), phong tục tập quán, ngôn ngữ, tiếng nói, truyền thống dựng và giữ nước.
+ Giá trị nghệ thuật: vận dụng sáng tạo yếu tố dân gian trong suy tư về cội nguồn đất nước, tứ thơ đẹp, ngôn ngữ cô đọng, giọng điệu trầm lắng chiêm nghiệm.
– Đánh giá chung: đoạn thơ đặc sắc lí giải đất nước dưới bình diện thời gian.
* KB: Khẳng định giá trị của đoạn thơ và vai trò của đoạn thơ với toàn đoạn trích.
c. Viết mở bài: HS tự viết mở bài.
d. Chọn một ý trong dàn bài để viết thành đoạn văn
HS lựa chọn một ý mình yêu thích và nắm chắc để triển khai thành đoạn văn.
Hoctotnguvan.vn