Bình luận câu tục ngữ: Anh em khinh trước làng nước khinh sau

Bình luận câu tục ngữ: Anh em khinh trước làng nước khinh sau

Hướng dẫn

Bình luận câu tục ngữ: Anh em khinh trước làng nước khinh sau

Trong kho tàng các câu ca dạo tục ngữ của chúng ta có muôn vàn những đề tài viết về kinh nghiệm đã được ông cha ta đúc rút và nó được truyền từ đời này sang đời khác. Có những câu tục ngữ nói về những hiện tượng tự nhiên như là “chuồn chuồn bay thấp thì mua, bay cao thì nắng và bay vừa thì rầm”. Cũng có những câu tục ngữ lại nói về những đức tính của con người. Câu tục ngữ “Anh em khinh trước làng nước khinh sau”

Trước hết chúng ta đi giải thích về câu nói này, khinh có nghĩ là nhìn người khác với một thái độ chê bai, khinh thường những việc làm không tốt của con người. Một người xấu xa không tốt thì sẽ bị chính anh em ở trong gia đình đó gét rồi sau đó là đến anh em làng nước khinh sau. Tại sao lại vậy? chúng ta có thể hiểu là khi một người trong gia đình làm việc gì xấu xa thì sẽ bị chính anh em họ hàng khinh thường rồi tới dân làng biết thì sẽ khinh sau.

Câu nói này luôn mang tới cho ta một tâm niệm đó là cho dù anh em dẫu có thân nhưng nếu làm những việc xấu xa thì sẽ khiến cho anh chị em ở trong gia đình chê bai thẳng thắn để cho người làm những việc xấu đó biết sửa chửa. Còn nếu như đã không sửa chữa được nữa thì dân chúng làng nước sẽ cười nhạo bang và khinh khét vô cùng.

Hãy thử ngẫm mà xem, nếu như chúng ta làm việc gì đó sai trái như là ăn cắp chẳng hạn, khi gia đình biết sẽ chê bai, rồi phân tích ra những cái sai. Còn nếu như chúng ta không sửa lỗi lầm thì làng nước sẽ nhạo báng và còn bảo bố mẹ không biết dạy con mình. Trong gia đình, nếu như con cháu bất hiếu hay vợ chồng không hòa thuận thì sẽ bị anh em trong nhà hay là gia tộc khinh.

Khi một người bị anh em khinh thì đó chắc hẳn là một người xấu xa, đồi bại và phương hại đến đạo lí, đến nếp nhà và gia phong. Đối với những kẻ cờ bạc rượu chè, siêng ăn nhác làm và ăn nói tục tằn thì sẽ bị anh em khinh thường rồi sau đó thì tới làng xóm xung quanh.

Đối với những con người như thế thì tất nhiên là không còn có chỗ đứng ở trong làng nước nữa. Họ sẽ không dám đi đâu, không ai dám nói chuyện hay là gần gũi với người đó. Bởi vì anh em ở trong nhà còn khinh thì huống gì là nói tới dân làng.

Việc người đó làm cho mọi người khinh bỉ sẽ khiến cho cuộc đời của họ chỉ lủi thủi một mình. Phải gặm nhấm với sự cô độc mà không một ai chia sẻ những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống. Không những vậy, nó còn ảnh hưởng cả tới cuộc sống sau này và tiếng tăm rất lớn, sự khinh miệt đó được định hình từ trước và thành vết dớt khó xóa đi được trừ khi người đó có sự thay đổi thực sự lớn, còn không thì vẫn phải chịu sự khinh miệt mãi như vậy.

Qua câu tục ngữ này, cho chúng ta biết được một quy luật về sự khinh gét của một người ở trong gia đình. Đồng thời thì đó còn là một lệ làng của xóm. Tiếng lành đồn xa, mà tiếng tăm xấu xa thì còn phải chịu những hậu quả khác nữa,nếu như thật sự thay đổi thì mới có thể chấp nhận được.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *