Bình luận nghệ thuật châm biếm đả kích trong truyện Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Bình luận nghệ thuật châm biếm đả kích trong truyện Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Hướng dẫn

Bình luận nghệ thuật châm biếm đả kích trong truyện Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Hồ chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ của đất nước mà còn là một nhà thơ xuất sắc và đầy lòng nhân ái. Chúng ta luôn khâm phục người vì đã để lại cho nhân loại một khối lượng thơ văn khá là đồ sộ, có tầm ảnh hưởng lớn. Và vi hành là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Ái Quốc viết vào năm 1923,nằm trong loạt các tác phẩm nói lên sự đả kích,châm biếm ở chuyến sang pháp của vua Khải Định.

Chuyện kể về một đôi trái gái người Pháp đã tìm thấy được nhân vật tôi chính là người kể chuyện đó là một người An Nam nên họ lại tưởng đó là vua Khải Định và họ xem hắn giống như một trò để mua vui giải trí rẻ tiền. Xuyên suốt cả một hành trình câu chuyện đó chính là sự đả kích châm biếm sâu sắc của tác giả.

Nghệ thuật châm biếm được thể hiện ngay từ đầu tác phẩm khi mà tác giả cố tạo tình huống để cố gây sự nhầm lẫn. Đó là một đôi nam nữ người Pháo ở trên tàu điện ở Pari, họ tưởng Bác là nhân vật tôi ở trong câu chuyện vua Khải Định bởi họ cứ tưởng những người da vàng ở trên đất nước pháp lại là tên vua đó. Điều nực cười hơn nữa đó chính là họ mời vua khải định sang nhưng họ lại không biết được vua Khải Định là ai. Nhưng sự nhầm lẫn đó lại càng thú vị hơn khi được nghe câu chuyện của đôi trai gái đó nói đến hình tượng của một ông vua trong con mắt của người khác là như thế nào. Sự nhầm lẫn này chính là biện pháp nghệ thuật cơ bản nhất của cả câu chuyện.

Tình huống câu chuyện quả thực là độc đáo, nó khiến cho cả câu chuyện hài hước và giàu kịch tính, tạo lên được sự châm biếm đả kích sâu sắc. Không nhất thiết là nhân vật trong câu chuyện được xuất hiện, chỉ cần ghi lại cuộc trò chuyện của đôi trai gái người Pháp nhưng mà chân dung của tên vua đó lại hiện lên thực sự rất rõ nét. Đó là một ông vua bù nhìn, không khác gì một con rối rẻ tiền. Bên cạnh đó thì tác giả cũng châm biếm được một cách nhẹ nhàng nhất, hóm hỉnh nhất về tính hiếu kì của người dân Pari, nhìn thì có vẻ cười cợt nhưng phía sau đó là đòn đã kích mãnh liệt sâu cay, khinh bỉ đối với kẻ thù của đất nước “Đúng lúc đó thì có một anh vua đến với chúng ta”hoặc là “Thế em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở nhà hát ca vũ đấy chứ? Phải trả gần rưỡi phrặng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên…” “ hôm nay chứng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh. Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối dang định ki giao kèo thuê đấy…. ”. Những câu nói này thể hiện sự lố bịch và sự ngu dốt của tên vua Khải Định. Những câu này không chỉ nói lên sự ngu dốt đó mà còn có tác dụng khái quát sâu sắc trong nghệ thuật châm biếm của Nguyễn Ái Quốc.

Nghệ thuật châm biếm đả kích sâu sắc cũng được thể hiện một cách rõ nét nhất khi tác giả sử dụng hình thức viết thư. Đó là một bức thư để gửi cho cô e gái ở quê nhà. Viết truyện dưới hình thức một bức thư không có gì là độc đáo nhưng cái độc đáo ở đây đó chính là nó đạt được hiệu quả về nghệ thuật một cách đặc biệt nhất. Thư chính là một lối văn phóng túng có thể chuyển cảnh,chuyển đổi về giọng điệu một cách linh hoạt hơn. Trong thư người ta có thể trao đổi được mọi thông tin, có thể bộc lộ được tình cảm, tâm tư và suy nghĩ của mình. Đó là lối viết tương đối tự do khi viết thư có thể liên hệ một cách tạt ngang rất phóng túng

Dưới hình thức viết thư thì một lần nữa tính cách của tên vua lại được hiện lên đó là một tên ăn chơi trác tán và nhà văn đã mỉa mai châm biếm bản chất tính cách này của vị hoàng đế bằng những dấu chấm hỏi lớn như là “ngoài vi hành phải chăng vì đã chán cuộc đời ông vua to muốn nếm thử cuộc đời công tử bé, ngài để hết hành lý ở hiệu cầm đồ không mang theo tùy tùng để xuất hiện những nơi không lấy gì làm cao thượng. Ngài vi hành phải chăng ngài muốn được xem người dân Pháp có uống nhiều rượu cồn và thuốc phiện như người dân An Nam dưới quyền cai trị của ngài”

Ngôn ngữ của tác phẩm này mang một ý nghĩa châm biếm rất sâu cay, với giọng điệu mỉa mai châm biếm rất bất ngờ. Vi hành có đủ mọi lợi điểm nhằm mang lại sự ché giễu, phê phán tên vua bù nhìn đó. Mặt khác cũng nhờ vào đó mà đả kích, tố cáo tội ác của bọn thực dân pháp dưới chế độ ngu dân, làm cho dân ta rơi vào cảnh bần hàn khổ cực.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *