Bình luận về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Hướng dẫn
Bình luận về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Như chúng ta đã biết thì nghệ thuật chính là những hình thức hóa của nội dung, có những khi nó còn trở thành hình thức cao nhất để đem lại hiệu quả để thể hiện nội dung.Và những đứa con trong gia đình là một tác phẩm như thế. Đặc biệt hơn nữa là trong truyện nổi bật về nghệ thuật miêu tả nhân vật vô cùng hấp dẫn vô cùng đặc sắc.
Trước hết trong tác phẩm này chúng ta nên chú ý tới nhân vật Việt. Anh là một thanh niên 18 tuổi,tác giả không miêu tả anh ở trong tư thế như thế nào mà tác giả đã tập trung miêu tả những nét tính cách của nhân vật này. Việt mười tám tuổi nhưng vẫn còn ngây thơ và trẻ con lắm. Tưởng rằng tính cách đó làm cho anh không có gan đi đánh giặc nhưng ngược lại Việt không nghe lời chị mà còn đòi ghi tên đi đánh giặc.Tính cách ấy chính là tính cách tiêu biểu của anh mà tác giả đã kì công xây dựng lên để thấy được phẩm chất đẹp đẽ của những con người miền nam anh hùng.
Không những thế Việt còn là một người hay tranh phần hơn với chị mình, từ những việc nhỏ nhất như bắt ếch cho đến việc lớn lao như bắn trúng một tên địch trên sông Định Thủy. Tuổi còn nhỏ những việt dám đá thẳng vào mông cái thằng giết cha của Việt. Qua những điều đó thể hiện Việt là người có một lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí không sợ gì khi mà bản thân còn ít tuổi. Không những vậy, khi vào chiến trường anh vẫn còn mang theo chiếc ná thun, vẫn đang còn sợ con ma cụt đầu chị hay dọa ngày xưa. Đó chính là nghệ thuật miêu tả nhân vật Việt của Nguyễn Thi.
Nhân vật Việt còn hiện lên là một người rất đỗi can đảm kiên cường bất khuất trên chiến trường. Tác giả văn miêu tả những tính cách ấy qua việc Việt ngất rồi lại tỉnh trong rừng, nhưng Việt vẫn ở trong tư thế chiến đấu chống quân giặc. Tay Việt vẫn cầm chắc khẩu súng và trong tay lúc nào cũng trong tư thế chuẩn bị bóp cò. Anh không hề sợ địch, trên trời có địch, dưới đất cũng có địch thế nhưng anh không sợ mà nhất định sẽ cố gắng vượt qua những cơn mê để đánh quân giặc.
Như vậy, qua đó chúng ta có thể nói tác giả đã tập trung miêu tả nhân vật Việt vào tính cách nhân vật chứ không phải là ngoại hình. Không cần đến những ngoại hình mà chỉ cần đến những tính cách ấy ta thấy nhân vật Việt hiện lên thật rõ nét và sinh động biết bao, vừa có tính trẻ con lại vừa là một người em biết yêu thương chị mình, luôn sợ mất chị. KHông những thế,anh còn là người chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Tính cách của Việt tiêu biểu cho tầng lớp thế hệ trẻ miền Nam đi chống Mỹ cứu nước.
Đến với nhân vật chị Chiến thì tác giả có nhắc tới đôi nét về ngoại hình. Bề ngoài của Chiến rất giống mẹ của cô, bàn tay dịu dàng, đôi mắt tìm việc. ở nhân vật này chúng ta lại thấy chiến là một người trưởng thành hơn rất nhiều.Không những vậy tác giả còn miêu tả tính cách của Chiến, đó còn là một người chị rất thương em của mình, không muốn cho nó sống trong cảnh gian nan của chiến tranh, chiến còn là một người rất biết sắp xếp việc nhà.
Chính bởi sự chín chắn ấy mà Chiến làm cho em mình là Việt cứ tưởng đó là những việc Chiến nói là được mẹ dặn từ lúc trước. Từ những công việc nhà rất nhỏ như chuyển đồ cho chú Năm trông coi. Mấy thửa ruộng thì cho mấy cô chú ở nhà làm hộ. Mấy nương ngô cho chú Năm thu hoạch hết để lấy tiền làm giỗ cho ba má. Đứa em út thì gửi sang cho chú Năm. Đặc biệt là ảnh thờ bố mẹ cũng khiêng sang đó để tạm ở nhà chú khi nào chiến thắng trở về thì lại rước ba má về sau. Những tính toán sắp xếp của chị rất hợp lý và kĩ lưỡng khiến cho chú Năm cũng phải khen ngợi Chiến. Và khi Chiến vào trong chiến trường thì chị cũng là một chị thanh niên xung phong đạt được rất nhiều chiến công đánh địch.
Qua đây hình ảnh hai chị em việt và Chiến được tác giả khắc họa qua tính cách một cách chân thực và rõ nét, mỗi người có một tính cách riêng.
Ngoài hai nhân vật chính thì trong truyện chúng ta còn được biết đến với những nhân vật khác đó là ba má của Chiến Việt, ông bà, chú Năm. Ba của hai chị em đi làm du kích rồi không may bị chặt đầu chết thương tâm, nhưng cái chết ấy cũng thể hiện được sự gan dạ bất khuất của người làm cha làm mẹ ấy. Chết không phải là nhục mà chết vì nghĩa lớn thì đó cũng là vinh quang. Má của hai chị em thì lại là một người không những đảm đang “con mắt tìm việc, đôi chân dò đường” mà còn là người cung cấp những thông tin mật cho cách mạng của chúng ta. Bà như một người mẹ Việt nam anh hùng vậy. còn chú Năm là người trực tiếp ghi lại những sự kiện vào một cuốn sổ gia đình. Để ở đó những người sau sẽ biết ông bà cha mẹ phải chịu cảnh như thế nào chiến dấu như thế nào để con cháu học tập noi theo và trả thù cho những người thân của mình.
Như vậy qua đó chúng ta có thể thấy được tác phẩm không chỉ hay về nội dung thể hiện sự đấu tranh kiên cường mà còn hay cả về nghệ thuật,làm cho nội dung hiện lên một cách hấp dẫn hơn, hay hơn rất nhiều. Nhà văn đã rất tài tình khi miêu tả thành công về tính cách của nhân vật trong một gia đình để làm nổi bật được những nét tính cách,phẩm chất tốt đẹp của con người miền Nam.