Cảm nhận về hình ảnh Lor-ca qua bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”

Cảm nhận về hình ảnh Lor-ca qua bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”

Hướng dẫn

Loading…

Cảm nhận về hình ảnh Lor-ca qua bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”

Gợi ý làm bài:

Trên cơ sở nắm được những nét cơ bản về phong cách thơ Thanh Thảo và thân thế, sự nghiệp của Lor-ca, học sinh khám phá bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”. Hiểu được cái chết đầy bi tráng của Lorca – nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động sân khấu thiên tài Tây Ban Nha. Thanh thảo quan đây muốn tái hiện thời khắc bi tráng đó với tấm lòng đầy xót thương và ngưỡng mộ

Bài thơ là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy của Thanh Thảo: giày suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và đương nhiên không dễ hiểu vì nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực mà Thanh Thảo học tập từ chính nhà thơ Lorca. Vì thế, khi phân tích, cần lập dàn ý cho phù hợp với nội dung và mạch cảm xúc bài thơ. Có thể xây dựng hệ thống luận điểm như sau

Giới thiệu hình tượng Lorca và hình thức biểu hiện của bài thơ

Lorca là bậc thầy của thi ca hiện đại thế giới, đại biểu cho một thế hệ nghệ sĩ đầy tinh thần công dân và ý thức trách nhiệm xây dựng nền nghệ thuật mới vì thế cái chết của ông không chỉ gây chấn động đối với Tây Ban Nha mà lan tỏa toàn thế giới trong nhiều năm sau. Thanh Thảo muốn phục sinh thời khắc bi tráng đó với tấm lòng tri ân đầy xót thương và ngưỡng mộ qua biểu tượng nghệ thuật quen thuộc mà độc đáo: đàn ghi ta.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 12: Tây Tiến

Viết “Đàn ghi ta của Lorca”, Thanh thảo không chỉ muốn dừng lại ở hình thức thông thường mà muốn thể nghiệm ở một hình thức mới, gần gũi với mạch tượng trưng và siêu thực. Đó là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, giữa thơ và nhạc, giữa màu sắc thơ phương Đông và chất bi tráng trong nhạc giao hưởng phương Tây. Tất cả được đưa vào cấu trúc mới: sự hòa kết giữa tính liên tục và tính gián đoạn trong suy nghĩ và ngôn ngữ thơ.

Hình ảnh Lorca đơn độc trên đấu trường chính trị và nền nghệ thuật già cỗi Tây Ban Nha.

Loading…

Mở đầu bài thơ hình ảnh Lorca được giới thiệu bằng những nét chấm phá, chịu ảnh hưởng của trường phái ấn tượng:

“những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li-ta li-ta li-ta

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn”

Những hình ảnh tương phản giúp người đọc hình dung về Lorca, người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỷ XX, vừa gợi lên liên tưởng đến khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha thời ấy – một nền chính trị độc tài, một nền nghệ thuật già nua. Mà Lorca là một võ sĩ với tấm áo choàng đỏ gắt như một lời thách đấu, cho dù Lorca đơn độc trên con đường của mình. Lorca vừa như lững lờ, cô đơn, lang thang, chếnh choáng….

Xem thêm:  Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 21

Hình ảnh bi tráng của Lorca trên pháp trường và nỗi niềm dang dở của khát vọng cách tân

Chế độ độc tài hoảng sợ trước sức mạnh tinh thần phản kháng của Lorca đã vội bẻ gãy ngọn cờ tự do và biểu tượng văn hóa mới của dân tộc Tây Ban Nha. Lorca không ngờ cái chết lại đến với anh sớm thế. Sự kiện thảm khốc khiến Lorca cũng kinh hoàng và tiếc nuối “chàng đi như người mộng du” chập chờn bước vào cõi chết, đau đớn cho nghệ thuật mới chỉ bắt đầu.

Thanh thảo diễn tả sự kiện thảm khốc ấy theo lối tượng trưng. Tiếng đàn tan vỡ thành nhiều màu sắc, hình khối khiến cho người đọc liên tưởng đa chiều hình ảnh Lorca: “tiếng ghi ta nâu” màu của cây đàn, màu đất, màu của nỗi bi tượng; “tiếng ghi ta lá xanh” – gợi ra “bầu trời cô gái ấy” với bao tiếc nuối; “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” – bàng hoàng, về tình yêu, về khát vọng tan vỡ….

Sự tan biến, hóa thân của tiếng đàn cũng chính là sự hóa thân, lìa giã cõi đời của một thiên tài. Lor ca chết, nhưng sự sáng tạo ấy mãi mãi trường tồn, sự sống của nó man dại như “cỏ mọc hoang”, cứ thế mà phát triển, lan rộng ra.

Cuối bài thơ, Thanh thảo suy tư cuộc giã từ về cõi vĩnh hằng của Lorca: Nhà thơ diễn tả sự ra đi của một nghệ sĩ thật thảm khốc nhưng cũng thật nhẹ nhàng. Lorca bơi trên chiếc ghi ta màu bạc vào cõi hư huyền đẹp tự như bơi vào cõi mộng. VÀ để thể hiện sự ngưỡng mộ, tri âm, Thanh Thảo đã “cấy” nhạc vào thơ, tạo ra cấu trúc của bản nhạc giao hưởng có phần đệm của ghi ta.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng Lorca trong bài thơ Đàn ghita của lorca

Thanh Thảo đã dành nhiều bài thơ thể hiện suy ngẫm của ông về những cuộc đời và số phận ngang trái nhưng sống có chính nghĩa, nhân cách. Mỗi bài thơ của ông là một nỗ lực đổi mới với những khám phá phát hiện, “Đàn ghi ta của Lorca” là một tiêu biểu thể hiện tấm lòng đồng điệu ngưỡng mộ và sự tiếc thương sâu sắc, làm sống dậy hình tượng Lorca, một nghệ sĩ thiên tài yêu tự do đã đi vào cõi bất tử và bi tráng như tiếng ghi ta.

Theo Hocsinhgioi.com

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *