Cảm nhận về Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu

Cảm nhận về Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu

Hướng dẫn

Loading…

Cảm nhận về Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Ông có nhiều tác phẩm giàu giá trị ý nghĩa. Trong số những tác phẩm đó phải kể đến truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng được ông viết khi đế quốc Mỹ nổ súng phá hoại miền Bắc nước ta. Truyện mang đến cảm hứng lãng mạn anh hùng. Nhà văn ca ngợi những con người kiên cường bất khuất trong chiến tranh ác liệt bảo vệ tổ quốc.

Mỗi một người sinh ra đều có một cái tên, bố mẹ chúng ta phải chọn những cái tên có ý nghĩa nhất để nói đặt cho chúng ta. Một tác phẩm văn chương cũng cần có một cái tên ý nghĩa như vậy. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đặt tên cho tác phẩm của mình là mảnh trăng cuối rừng. Đặt như thế nhà văn nhằm mục đích gì?. Nghĩa thực của nó là hình ảnh ánh trăng ở cuối rừng chập chờn tươi non và tinh khiết, thoắt ẩn thoắt hiện cuối rừng xa trong đêm Trường Sơn. Nhà văn như ghi lại cái khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp ấy. Ở đây nhà văn dùng với nghĩa biểu tượng mảnh trăng chính là cô gái tên Nguyệt. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp của cô gái ấy. Đó là sự yên tĩnh ngời sáng trẻ trung mặc cho bom đạn Mỹ muốn tàn phá hủy diệt.

Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành công tình huống truyện thất bất ngờ. Truyện kể về một cuộc gặp gỡ của một người lái xe quân sư và một người cô công nhân giao thông đi nhờ xe anh trong đoạn đường chiến đấu. Sự ngẫu nhiên được nhà văn xây dựng nên. Đó là cả hai người đều đến chỗ hẹn với người đính ước thế nhưng thật tình cờ vì chính Nguyệt lại là người con gái mà anh lái xe Lãm đang đi hẹn gặp. Hai người gặp nhau trong hoàn cảnh chiến tranh và Nguyệt tâm sự với anh mọi chuyện. Điều đó khiến anh đoán chắc rằng cô chính là người mà anh đang hẹn gặp. Đặc biệt con đường đi tới đó xảy ra biết bao nhiêu chuyện nguy hiểm và Nguyệt đã bộc lộ vẻ đẹp trong chính tâm hồn mình. Dù họ không đi được tới chỗ hẹn vì sư khó khăn của chiến tranh nhưng những điều Nguyệt chia sẻ với anh cũng khiến cả hai người cảm thấy hạnh phúc. Việc tạo nên một tình huống ngẫu nhiên như thế giúp cho nhân vật bộc lộ vẻ đẹp của mình một cách tự nhiên hơn không hề có chút nào là giả tạo.

Xem thêm:  Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách

Trong truyện có hai nhân vật chính là Nguyệt và Lãm, trước tiên chúng ta sẽ đi phân tích nhân vật Nguyệt. Có thể nói Nguyệt là cô gái có vẻ đẹp tuyệt đối. Theo lời nhận xét của chị Tính thì “trên đời này khó tìm được một người con gái như thế”.

Nguyệt là một co gái có ngoại hình đẹp. Vẻ đẹp ấy xuất hiện đầu tiên qua hình ảnh rất độc đáo đó là: “đôi gót chân bóng hồng”. Đây là một hình ảnh hết sức ý vị. Điều đó nhằm nói lên người con gái đẹp thì đến cái gót chân cũng đẹp. Và chính cái gót chân đẹp đẽ ấy đã tương phản hoàn toàn so với chiến tranh. Nó gợi lên một vẻ đẹp thanh tao, quyến rũ của một người co gái.

Người ta thường nói về vẻ đẹp của người con gái là nhất dáng nhì da thì ở đây người con gái này đã nhất vì có một dáng hình đẹp “Một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi tỏa ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ”. Cô không chỉ đẹp dáng người mà còn đẹp ở nét mặt lời nói nữa. Gương mặt thể hiện sự mát mẻ dễ gần. Nguyệt cứ thế hiện lên như một áng thơ thanh thoát hiện lên trong khung cảnh chiến tranh. Hay cô giống một bông sen hồng tươi đẹp.

Nói tóm lại vẻ đẹp ngoại hình của Nguyệt khiến cho mỗi ai nhìn thấy phải xao xuyến lòng mình. còn ở trong truyện thì vẻ đẹp đó đã làm xao lòng người con trai lái xe tên Lãm.

Xem thêm:  Suy nghĩ về câu “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” – Ngữ văn 12
Loading…

Nguyệt còn đẹp bởi chính cái tên của mình. Nguyệt hay chính là trăng. Cái tên ấy đẹp đến mức làm cho tâm lý của Lãm đảo lộn. Bởi vì nó vừa đầy sức quyến rũ về một vẻ đẹp thơ mộng và lãng mạn của một cô gái lại vừa chạm vào nỗi niềm riêng tư trong Lãm(Nguyệt chính là cái tên của người con gái mà anh đính ước hẹn gặp mà vắng mặt). Từ đó Nguyệt và trăng như hai hình ảnh sóng đôi với nhau cứ chập chờn trong đầu Lãm suốt con đường đi.

Không chỉ đẹp ngoại hình người con gái ấy còn đẹp cả tâm hồn nữa. Và vẻ đẹp này chính là vẻ đẹp cốt lỗi nhất.

Thứ nhất, trong cuộc sống Nguyệt là một cô gái sống có lý tưởng. Cô xung phong nhận làm công nhân giao thông trên tuyến đường Trường Sơn gian khổ, ác liệt. Không những thế cô còn dày dạn kinh nghiệm trong việc đoán xét tọa độ ném bom của địch, để từ đó quân đội ta có thể tránh được. Cô dũng cảm tìm mọi cách cứu xe và cứu đồng đội. chiến tranh ác liệt và việc cô bị thương là chuyện đương nhiên. Tuy thế cô vẫn cứ lạc quan thản nhiên mà cười nói. Như vậy có thể thấy Nguyệt mang phẩm chất của một anh hùng.

Thứ hai trong tình yêu cô là người có tình yêu đặc biệt. Cô chấp nhận đính ước với một người lính chưa biết mặt biết tên chỉ vì cảm phục lý tưởng của anh. Cô chung thủy với tình yêu ấy qua bao nhiêu gian nan vất vả của chiến tranh. Qua đó ta thấy Nguyệt có một tình yêu kì diệu mang một vẻ đẹp lãng mạn. Đồng thời nó bộc lộ cái nhìn lãng mạn của nhà văn về những thanh niên trên chiến trường đánh giặc.

Tóm lại Nguyệt là hiện thân của vẻ đẹp tinh khiết trẻ trung tươi sáng. Tình yêu của Nguyệt là tình yêu trong sáng, cao thượng. Cô luôn là người có lý tưởng và yêu một người có lý tưởng.

Xem thêm:  Đường tròn – Chuyên đề Hình học 10

Nhân vật thứ hai là anh lái xe tên Lãm. Anh cũng giống như Nguyệt là một người sống có lý tưởng. Nếu Nguyệt chỉ đơn thuần là xung phong đi làm công nhân giao thông tại nơi nguy hiểm thì Lãm bỏ nhà để tình nguyện đi lính. Anh là một người lái xe dày dặn kinh nghiệm, trong mọi trường hợp anh luôn tỏ ra là một người bình tĩnh dũng cảm không sợ hi sinh. Anh sẵn sàng hi sinh để cứu lấy chiếc xe trong tọa độ bom của địch. Không những thế anh còn luôn đặt nhiệm vụ quân sự lên tình cảm riêng tư. Anh yêu cái đẹp và biết sống vì người khác. Tuy có lúc ạnh chủ quan với kinh nghiệm chiến đấu của mình, thoáng có chút thành kiến với phụ nữ nhưng từ khi gặp Nguyêt thì anh thay đổi.

Tóm lại Lãm chính là đại diện cho thế hệ trẻ Việt nam trong kháng chiến chống Mỹ. Sống có lý tưởng và nhiệt tình hăng hái trong chiến đấu.

Bằng những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc như sợi chỉ xanh óng ánh, mảnh trăng cuối rừng…cùng với tình huống truyện ngẫu nhiên nhà văn Nguyễn Minh Châu đã mang đến cho chúng ta hình ảnh những con người thế hệ trẻ Việt Nam tươi trẻ, nhiệt huyết trong thời kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt là Nguyệt đại diện cho những cô công nhân giao thông xinh đẹp và hiên lành. Mảnh trăng cuối rừng vừa mang cảm hứng trữ tình lại vừa mang cảm hứng lãng mạn.

Theo Hocsinhgioi.com

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *