Cảm nhận về tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Cảm nhận về tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Hướng dẫn

Loading…

Cảm nhận về tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Bài làm

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một vở kịch rất nổi tiếng, đã từng được nhiều lần biểu diễn trên sân khấu với ý nghĩa truyền tải rất sâu sắc. Đó là một cuộc đại mâu thuẫn giữa linh hồn và thể xác với những quan niệm sống trái ngược nhau. Linh hồn trong sáng nhưng thể xác đui mù, đắm chìm trong những đam mê tầm thường, đen tối. Cuộc đấu tranh ngang sức ngang tài là một bài học giáo dục mang nhiều triết lý sâu xa cho người xem những khoảng lặng ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình.

Tác giả của vở kịch là Lưu Quang Vũ – một nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Ông đã trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỷ XX. Trước đó, ông từng làm thơ, sáng tác truyện ngắn và vẽ tranh. Thơ Lưu Quang Vũ không sắc sảo và dữ dội như kịch nhưng giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trong và ngoài nước. Nhân vật chính trong đó là Trương Ba, ông đánh cờ giỏi nên bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ linh hồn trong thể xác hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lý tưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ… mà bản thân trương Ba thì đau khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo. Đặc biệt thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn không phải của chính bản thân ông. Trước nguy cơ tha hóa về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân xác của kẻ khác, Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng- Văn lớp 12

Đến giây phút này, Hồn Trương Ba không còn khát khao được tồn tại, được sống nữa. Bởi sống mà không được làm chính mình cũng chẳng có ích chi. Thậm chí còn gây thêm rắc rối cho mọi người xung quanh. Ông lại tìm đến Đế Thích để mong được giải quyết. Ông cầu cứu “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Toàn vẹn nghĩa là thể xác và tâm hồn phải hòa nhập vào nhau, thống nhất với nhau. Tâm hồn nghĩ sao thì thể xác sống như vậy. Chứ không phải như bây giờ. Linh hồn trong sáng nhưng lại không thể nào chế ngự lại được những ham muốn của thể xác. Hồn Trương Ba thà là được chết nhưng chết để được làm chính mình còn hơn là sống như thế này. Cái Tí chết, nhưng suy cho cùng, Hồn Trương Ba cũng không thể nhập vào cái Tí được. Rồi mọi chuyện sẽ lại càng rắc rối hơn. Dù cái Tí cũng tốt, cũng được mọi người yêu quý. Nhưng vẫn là bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Trương Ba vẫn không được sống toàn vẹn.

Chỉ khi con người ta được sống tự nhiên, sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có thì mới có ý nghĩa, mới thực sự là cuộc sống. Vì vậy, dù khi không còn tồn tại trong xác hàng thịt nữa, nhưng những đức tính tốt đẹp của Trương Ba vẫn còn được nguyên vẹn, được mọi người thương nhớ. Ông không hiện hữu như một con người bình thường nữa nhưng ông ở “ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trng cái cơi bà đựng trầu, con dao bà giãy cỏ… Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu…”. Chỉ cần mọi người không quên thì Trương Ba vẫn luôn tồn tại, luôn hiện hữu. Và cũng chỉ có như vậy, ông mới giữ gìn được nguyên vẹn sự trong sáng của mình. Sau những rắc rối quanh co, Lưu Quang Vũ đã giàn xếp cho mọi chuyện trở lại bình thường. Con người ta có thể chấp nhận nỗi đau mất mát nhưng sẽ khó mà thay đổi được những điều đã ăn sâu trong tiềm thức mình. Thế nên, Trương Ba thà là chết hẳn còn hơn phải sống chập chờn như lúc còn trú ngụ trong xác hàng thịt.

Xem thêm:  Tình yêu càng thuần túy càng hạnh phúc

Cuộc đời tốt đẹp của Trương Ba giống như những mầm non mà cái Gái đang nâng niu. “Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi…”

Như vậy, vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ đã mang đến một bài học đắt giá cho người xem. Được sống làm người thật quý giá, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

Loading…

Nguồn: Tài liệu trực tuyến

Theo Hocsinhgioi.com

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *