Có ý kiến cho rằng hình tượng cây xà nu là một nạn nhân của chiến tranh hủy diệt, ý kiến khác lại nhấn mạnh đó là biểu tượng cho sức sống và vẻ đẹp nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống mỹ. Anh (chị) hãy phát biểu quan điểm của mình.
Hướng dẫn
Có ý kiến cho rằng hình tượng cây xà nu là một nạn nhân của chiến tranh hủy diệt, ý kiến khác lại nhấn mạnh đó là biểu tượng cho sức sống và vẻ đẹp nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống mỹ. Anh (chị) hãy phát biểu quan điểm của mình.
Bài làm
Trong thời kháng chiến chống Mỹ văn học đã sáng tạo ra những hình ảnh có tính biểu tượng về con người và tính hình tượng của thiên nhiên Việt Nam. Qua các cuỗ kháng chiến, mỗi nahf văn đều chọn cho mình một biểu tượng, một hình tượng riêng. Nếu nhà thơ Nguyễn Dthowddax lấy hình ảnh cây tre để làm biểu tượng cho dân tộc Việt Nam thì nhà văn Nguyễn Trung Thành khi đến với Tây Nguyên đã khám phá ra vẻ đẹp của rừng xà nu. Bàn về rừng xà nu nơi đây có ý kiến cho rằng hình tượng cây xà nu là một nạn nhân của chiến tranh hủy diệt. Nhưng có ý kiến khác lại nhấn mạnh đó là biểu tượng cho sức sống và vẻ đẹp nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống mỹ.
Rừng xà nu là một đề tài nói về chiến tranh cách mạng, Nguyễn Trung Thành cũng là một bộ đội tham gia kahsng chiến chống Mỹ. Vào mùa hề năm 1965 quân Mỹ đã đổ quân vào Quảng Ngãi, nhà văn đã chứng kiến sự đánh phá ác liệt của quân Mỹ. Tác phẩm Rừng xa nu đã được viết đứng vào thời điểm nhân dân ta đang sục sôi đánh Mỹ. Trong tác phẩm tác giả đã đan xem giữa một bên là cánh rừng xa nu bạt ngàn, một bên là tinh thần chiến đấu ác liệt của nhân dân Tây Nguyên. Xà nu loại cây tạo nên màu sắc của núi rừng Tây Nguyên, trong tác phẩm xà nu vừ là cây của núi rừng, vừa là không gian nghệ thuật đậm chất Tây Nguyên hùng vĩ, hoang sơ mà trữ tình. Không những thế rừng xà nu còn ẩn chứa cho những nỗi đau mất mát mà con người, thiên nhiên Tây Nguyên phải hứng chịu bởi tội ác tnf bạo của đế quốc. Xà Nu đã trở thành biểu tượng hùng vĩ của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Xà nu là loại cây chỉ có ở Tây Nguyên, bên ngoài chúng mang một dáng vẻ, cứng rắn, tươi tốt nhưng ẩn chứa bên trong nó lại là nạn nhân của chiến tranh hủy diệt. Xà nu vốn là loại cây mọc rất nhiều vậy mà sự tàn phá của chiến tranh đã làm cho cả cánh rùng xà nu hàng vnaj cây, không cây nào không bị thương. Vốn là loài cây sinh sôi nảy nở khỏe nhưng do sự tàn khốc của bom đạn mà nhiều cay xà nu trong rừng đã bị chết. Cây xà nu đẹp như hình tượng thơ: thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời cũng như người dân Tây Nguyên khao khát tự do. Cây xà nu cần ánh nắng mặt trời để tồn tại, phát triển giống như người Tây Nguyên cần lý tưởng Cách mạng soi rọi, là chân lý của lịch sử.
Tuy rừng xà nu bị chiến tranh hủy diệt, nhưng nó cũng là biểu tượng cho sức sống và vẻ đẹp nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống mỹ. Cây xà nu hiên ngang, bất chấp bom đạn cũng như người dân Tây Nguyên kiên cường, bất khuất gắn bó với cách mạng: Cụ Mết tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô man, người giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng với cách mạng được ví như một cây xà nu xà nu lớn; Tnú tiêu biểu cho sự gan góc, táo bạo, dũng cảm với lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, bất kể đòn roi, vết chém của bọn ác ôn, là cây xà nu nhiều lần bị thương nhưng vết thương trên lưng Tnú “ứa ra thành một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quyện lại, tím thẫm như nhựa xà nu”; Dít cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man là cây xà nu vượt lên rất nhanh thay thế cho những cây đã ngã. Làng Xô man chính là rừng xà nu dồi dào sức sống “cạnh một cây mới ngã đã có bốn năm cây con mọc lên”, thế hệ này gục ngã có thế hệ khác tiếp nối, đảm đương sứ mệnh đánh giặc bảo vệ quê hương.
Cây xà nu vừa là nạn nhân của chiến tranh, vừa là biểu tượng của sự kiên cường bất khuất như những con người nơi đây. Mở đầu và kết thúc của câu chuyện đều là hình ảnh rừng xà nu bạt ngàn, dù cây nào cũng bị thương nhưng chúng vẫn chiến đấu hết mình. Cây này chết cây kia mọc lên một cách ạnh mẽ kiến cường. Như người dân Tây Nguyên vậy thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước kiên cường đâu tránh đến khi dành lại được độc lập chủ quyền. Câu chuyện vừa giàu chất lãng mạn – chất thơ hùng tráng của núi rừng Tây Nguyên, chất Tây Nguyên, vừa đậm chất sử thi.
Cậy xà nu gắn bó với con người và cuộc sống dân làng. Xà nu không chỉ có mặt trong đoạn mở đầu và kết thúc, nó còn hiện diện trong suốt câu chuyện về Tnú và làng Xô Man của anh. Xà nu có mặt trong đời sống hằng ngày như đã tự ngàn đời nay của dân làng Cây xà nu còn là người chứng kiến sự giác ngộ, sự hi sinh thầm lặng, lòng dũng cảm, ý chí quật cường của dân làng Xô Man: “Đứng trên đồi xà nu gần con nước lớn. Suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng.”. Ánh lửa xà nu soi sáng lời căn dặn của anh Quyết: “Người còn sống phải chuyển dáo, mác, dụ. rựa, tên, ná… Sẽ có ngày dùng tới”. Lửa xà nu thử thách ý chí cũng như lòng can đảm của Tnú: “không có gì đượm bằng nhựa xà nu.. Mười đầu ngón tay đã thành mười ngọn đuốc… Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi.. ”. Căm thù trong anh cháy giần giật như nhựa xà nu bén nhạy để “bàn tay hận thù” thành “bàn tay trả thù” bóp chết tên ác ôn dưới ngách hầm.‘
Cây xà nu là biểu tượng của dân làng Xô Man. Nguyễn Trung Thành chọn loài cây này là bởi vì đây là 1 loài cây gần gũi với đời sống của đồng bào Tây Nguyên,tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và phẩm chất anh hùng của dân làng Xô Man, nhân dân Tây nguyên trong cuộc chống Mĩ cứu nước. Đó là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, những vẻ đẹp mới để dựng lên bức tranh sử thi chống Mĩ của những con người kiên cường bất khuất nơi núi rừng hùng vĩ Tây Nguyên.