Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Hướng dẫn

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12

VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận, với nội dung bài tập đã được VnDoc.com giải một cách chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh học tốt Ngữ văn 12. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Lời giải hay Ngữ văn lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

I. LỖI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NÊU LUẬN ĐIỂM

a) Đoạn văn này mắc các lồi sau:

– Nêu luận điểm không rõ: là cảnh vật trong bài Thu điếu hay nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng thành công cảnh sắc ấy.

– Cách triển khai luận điểm cũng chưa lôgic, hợp lí. Chữ “Bởi vậy” dùng không đúng, không có tác dụng nối liền ý giữa câu 3 và câu 4 trong đoạn văn (câu 3 là sắc thái cảnh vật; câu 4 là nét bút của Nguyễn Khuyến: nội dung hai câu không tương đồng với nhau, vì vậy không thể dùng chữ “Bởi vậy” để liên kết ý trong hai câu). Có thể chữa lại đoạn văn để cách nêu luận điểm và cách triển khai luận điểm được rõ hơn, như sau: Nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng thành công cảnh sắc của bức tranh Thu điếu. Cảnh vật trong bài thơ hiện lên thật vắng vẻ, tĩnh lặng. Ao thu lạnh lẽo, chiếc thuyền câu bé tẻo teo, sóng nước gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, ngõ trúc vắng teo, tầng mây lơ lửng… cho đến cả người ngồi câu cũng dường như bất động. Đúng là cảnh sắc mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, quê hương của nhà thơ: một cảnh thu tĩnh lặng, trong sáng, đượm buồn như tâm hồn thanh cao, đầy suy tư của thi nhân trước thời cuộc đất nước lúc bấy giờ.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 12: Thực hành về hàm ý

b) Đoạn văn này dường như không có luận điểm, người viết chỉ phân tích hai câu thơ của Phạm Ngũ Lão mà không nêu lên luận điểm nào cả, đọc đi đọc lại vẫn không thể nhận ra luận điểm là gì.

Cách chữa: Phải suy nghĩ để xác định luận điểm trong đoạn văn bằng một câu mang ý khái quát, khẳng định. Câu nêu luận điểm nên đặt ở đầu đoạn văn, tiếp theo là các câu triển khai luận điểm được liên kết với nhau theo một mạch lôgic để làm sáng tỏ luận điểm. Dựa vào cách trên, anh (chị) tự chữa lại đoạn văn.

c) Lỗi ở đoạn văn này như sau:

Nếu xác định luận điểm của đoạn văn là câu mở đầu: “Văn học dân gian ra đời từ thời xa xưa nhưng đến nay vẫn tiếp tục phát triển”, thì các câu tiếp theo phải làm nhiệm vụ giải thích, chứng minh để làm sáng tỏ cho luận điểm đó. Nhưng ở đoạn văn này, các câu sau đó lại nói về giá trị to lớn nhiều mặt của văn học dân gian: Chữ “Bởi lẽ” nối liền câu 1 và câu 2 ở đây dùng không đúng vì ý trong hai câu không tương đồng với nhau. Còn nếu cho rằng luận điểm nằm ở câu 2: “Văn học dân gian có giá trị to lớn về nhiều mặt”, thì câu 1 là thừa, vì nó không liên quan gì đến nội dung của luận điểm. – Đoạn từ “ví như câu tục ngữ” đến hết giải thích vụng theo lối khẩu ngữ không phù hợp với văn phong nghị luận.

Cách chữa: Xác định rõ luận điểm của đoạn văn là nội dung nào? (câu 1 hay câu 2), sau đó viết lại đoạn văn theo trình tự: câu nêu luận điểm mở đầu đoạn văn, tiếp theo là các câu triển khai luận điểm được liên kết với nhau một cách lôgic. Chú ý: Dù luận điểm là câu 1 hay câu 2 đều phải tìm đầy đủ luận cứ để làm sáng tỏ (ở đoạn văn này, luận cứ còn đơn giản, thiếu nhiều, nếu xác định luận điểm là câu 1 thì phải xây dựng hệ thống luận cứ đầy đủ).

Dựa vào những gợi ý trên đây, anh (chị) tự chữa lại đoạn văn theo luận điểm đã được xác định.

II. LỖI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NÊU LUẬN CỨ

a) Đoạn văn nêu luận cứ không chính xác, dẫn đến lời phân tích luận cứ cũng không đúng. Câu thơ phải nêu chính xác như sau: Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. ;|’’ (Huy Cận – Tràng giang) “Sâu chót vót” chứ không phải “xanh bát ngát”. Từ đó, chữa lại lời phân tích cho đúng với câu thơ. Các đoạn văn b, c, anh (chị) đọc kĩ, phát hiện lỗi và tự chữa lại cho đúng.

III. LỖI VỀ CÁCH LẬP LUẬN

a) Nêu tác giả Nguyễn Khuyến ở đoạn văn này không chính xác vì ông không viết về vẻ đẹp và số phận người phụ nữ. Cần bỏ tác giả Nguyễn Khuyến trong đoạn văn.

b) Bài tập này anh (chị) cần đọc lại các tác phẩm có tên các nhân vật trong đoạn văn để kiểm tra lại tính chính xác của các luận chứng. Ví như: Nêu luận chứng “Lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh đói” là không chính xác, bởi theo truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao thì lão ăn bả chó tự tử chính là để dành trọn vẹn ba sào vườn cho đứa con trai đi phu về có cái để sinh sống, chứ không phải để tránh đói như đoạn văn đã viết.

c) Đưa luận chứng bài Thu hứng của Đỗ Phủ vào đoạn thơ này không thích hợp vì đang nói đến mùa thu trong thơ ca trung đại Việt Nam.

Cuối cùng, đọc kĩ phần Ghi nhớ để tránh một số lỗi thường mắc khi viết văn nghị luận.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *