Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Ôn tập phần văn học
Hướng dẫn
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12
Để học tốt Ngữ văn lớp 12, VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Ôn tập phần văn học, tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức phần văn học thuộc chương trình Ngữ văn lớp 12. Mời các bạn học sinh và thầy cô tham khảo.
Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 12: Ôn tập phần văn học
I. NỘI DUNG ÔN TẬP
Phần văn học trong SGK Ngữ văn 12, tập một gồm một số tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến cuối thế kỉ XX, hai bài văn học nước ngoài (Đô-xtôi-ép-xki của S.Xvai-gơ, Tự do của P.Ê-luy-a), một bài văn nhật dụng (Thông điệp của Tống thư kí Liên hiệp quốc nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS 1 – 12 – 2003). Các tác phẩm văn học Việt Nam được chọn giảng hay đọc thêm thuộc nhiều thể loại khác nhau: nhiều nhất là thơ, sau đó là văn chính luận, tùy bút, bút kí, hồi kí. Có hai bài học về tác giả là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và Tố Hữu, một bài khái quát về thời kì văn học.
Nội dung ôn tập phần văn học có mấy điểm cần lưu ý sau đây:
1. Về bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến cuối thế kỉ XX.
Điều quan trọng nhất là phải hiểu được hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước ta từ năm 1945 đến năm 1975 (hai cuộc chiến tranh ái quốc vô cùng ác liệt) để có thể giải thích được các đặc điểm cơ bản của văn học, nắm được tiêu chí đánh giá thành tựu của giai đoạn văn học này theo quan điểm lịch sử, đồng thời hiểu được những hạn chế khó tránh khỏi của nó.
Về giai đoạn văn học từ 1975 đến cuối thế kỉ XX, cần nắm được hoàn cảnh lịch sử xã hội và những chuyển biến bước đầu của giai đoạn văn học này về các mặt: ý thức sáng tác của nhà văn, những đổi mới trong các thể loại sáng tác và lí luận, phê bình văn học.
2. Về hai bài có tính chất khái quát về tác giả văn học: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và Tố Hữu
Hai bài này đều gắn với những bài học về tác phẩm cụ thể của các tác giả nói trên. Với Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được gắn với bài học về Tuyên ngôn Độc lập, còn Tố Hữu thì gắn với bài học về tác phẩm Việt Bắc.
Đối với nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một tác giả xuất hiện sớm với những truyện ngắn, kí và văn chính luận viết bằng tiếng Pháp từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX. Tuyên ngôn Độc lập của Người là áng văn mở nước, đồng thời cũng mở đầu thời kì văn học từ sau Cách mạng tháng Tám. Sáng tác văn học của Người, từ truyện, kí, văn chính luận đến thơ ca có vị trí quan trọng đối với nền văn học hiện đại Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là nhà văn, nhà thơ cách mạng tiêu biểu nhất, đồng thời là nhà văn hóa lớn của dân tộc.
Khi ôn tập về tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, cần lưu ý: quan điểm sáng tác nhất quán, sự nghiệp văn học đa dạng, phong phú, phong cách nghệ thuật độc đáo.
Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng. Ông là nhà thơ trữ tình – chính trị lớn của nền thơ ca hiện đại Việt Nam mà mỗi chặng đường thơ đều gắn bó mật thiết với chặng đường cách mạng. Khi ôn tập về tác gia Tố Hữu, cần nắm vững: ông là nhà thơ trữ tình – chính trị lớn của thời đại mới, chủ đề xuyên suốt đời thơ của ông là ca ngợi lí tưởng cộng sản, nét nổi bật của phong cách nghệ thuật là đậm đà bản sắc dân tộc truyền thống.
3. Các tác phẩm được chọn giảng hay đọc thêm thuộc nhiều thể loại khác nhau: thơ, văn chính luận, hồi kí, tùy bút, bút kí
Khi ôn tập các tác phẩm này, cần phải nắm vững đặc trưng của từng thể loại văn học để vận dụng vào việc đọc tác phẩm. Đồng thời, cũng nên so sánh những tác phẩm cùng thể loại để nhận rõ hơn những nét riêng về phong cách của mỗi tác phẩm.
II. BẢNG TỔNG HỢP CÁC TÁC PHẨM ĐÃ HỌC TRONG HỌC KỲ 1
STT | TÁC PHẨM | TÁC GIẢ | THỂ LOẠI | NGHI CHÚ |
1 | Tuyên ngôn Độc lập | Hồ Chí Minh | Văn chính luận | |
2 | Nguyễn Đình Chiểu, ngôi Sao Sáng trong văn nghệ dân tộc | Phặm Văn Đồng |
Văn Chính luận (Nghị luận văn học) |
Đọc thêm |
3 | Mấy ý nghĩ về thơ | Nguyễn Đình Thi | (Nghị luận văn học) | Đọc thêm |
4 | Thông điệp của Tổng thư kí Liên hiệp quốc nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS 1 – 12-2003 | Cô – phi An – nan | Văn Chính luận | Văn nhật dụng |
5 | Tây Tiến | Quang Dũng | Thơ | |
6 | Việt Bắc | Tố Hữu | Thơ | |
7 |
Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) |
Nguyễn Khoa Điềm | Thơ | |
8 | Đất nước | Nguyễn Đình Thi | Thơ | Đọc thêm |
9 | Dọn về làng | Nông Quốc Chấn | Thơ | Đọc thêm |
10 | Tiếng hát con tàu | Chế Lan Viên | Thơ | Đọc thêm |
11 | Đò lèn | Nguyễn Duy | Thơ | Đọc thêm |
12 | Sóng | Xuân Quỳnh | Thơ | |
13 | Đàn ghi-ta của Lor-ca | Thanh Thảo | Thơ | |
14 | Bác ơi! | Tố Hữu | Thơ | |
15 | Người lái đò sông Đà | Nguyễn Tuân | Tùy bút | |
16 | Ai đã đặt tên cho dòng Sông? |
Hoàng Phủ Ngọc Tường |
Bút kí | |
17 | Những năm tháng không thể nào quyên | Võ Nguyên Giáp | Hồi kí | |
18 | Đô xtôi- ép -xki (văn học nước ngoài) | S. Svai – cơ | Chân dung văn học | Đọc thêm |
19 | Tự do (văn học nước ngoài) | P. Ê. luy -a | Thơ | Đọc thêm |
III. GỢI Ý ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
1. Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến cuối thế kỉ XX a) Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 – Chặng đường từ 1945 đến 1954 – Chặng đường từ 1955 đến 1964 – Chặng đường từ 1965 đến 1975. b) Văn học Việt Nam từ 1975 đến cuối thế kỉ XX. – Chặng đường từ 1975 đến 1985 – Chặng đường từ 1986 đến cuối thế kỉ XX.
2. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
Ba đặc điểm cơ bản:
a). Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
b) Nền văn học hướng về đại chúng.
c). Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
3. “Tuyên ngôn Độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
a) Mục đích và đối tượng của bản Tuyên ngôn Độc lập.
– Đối tượng hướng tới:
+ Toàn thể dân tộc Việt Nam + Nhân loại tiến bộ
+ Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
– Mục đích hướng tới:
+ Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc – kỉ nguyên Độc lập và Tự do.
+ Tỏ rõ ý chí quyết tâm sắt đá bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.
b) Tuyên ngôn Độc lập vừa là một áng văn chính luận mẫu mực vừa là một áng văn chan chứa những tình cảm lớn.
– Một áng văn chính luận mẫu mực:
+ Luận điểm xác đáng: mọi người, mọi dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền Sung sướng và quyền tự do.
+ Lập luận chặt chẽ; nêu nguyên lí – chứng minh nguyên lí – công bố tuyên ngôn.
+ Luận cứ sắc bén, tin cậy, thuyết phục (đoạn tố cáo tội ác của thực dân Pháp).
– Một áng văn chan chứanhững tình cảm lớn:
+ Lòng yêu nước, thương dân, tự hào và tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc.
+ Lòng căm thù giặc cao độ, sâu sắc.
+ Khát vọng cháy bỏng về độc lập tự do và ý chí quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do đã giành được.
4. Câu hỏi này anh (chị) trao đổi trong nhóm học tập và tự lập đề cương cho từng tác phẩm.
5. Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
Người lính Tây Tiến của Quang Dũng mang vẻ đẹp hào hùng – hào hoa của những chàng trai Hà Nội lên đánh giặc ở miền Tây Bắc trong một thời anh hùng rực lửa hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp:
Vẻ đẹp của ngoại hình mang nét phi thường dữ dội nhưng độc đáo, in đậm dấu ấn “lính” Hà Nội: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc – Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.
Vẻ đẹp đó vừa đối lập – nhưng lại rất hài hòa – với vẻ đẹp nội tâm vừa phong phú vừa hào hoa lãng mạn của những chàng trai kinh thành: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Nhưng đẹp nhất là vẻ đẹp của lí tưởng người lính: nó hồn nhiên, tự nhiên như không, như vốn đó là tâm hồn, máu thịt người lính, khiến các anh coi cái chết nhẹ tựa lông hồng: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Lúc sống đã đẹp, khi hi sinh cho đất nước lại càng đẹp bội phần trong cái chết trang trọng, đầy màu sắc bi tráng – cái chết – bất tử của người lính Tây Tiến: Áo bào thay chiếu, anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Quang Dũng đã dùng bút pháp lãng mạn để khắc họa người lính của mình, làm cho hình tượng người lính Tây Tiến càng thêm bay bổng, lãng mạn, say người, khác với người lính trong Đồng chí của Chính Hữu được miêu tả bằng bút pháp tả thực.
6. Những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu. Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Biểu hiện ở những mặt sau đây
a) Thể thơ: Thể lục bát truyền thống của dân tộc đã được Tố Hữu vận dụng một cách nhuần nhị, sáng tạo, linh hoạt trong bài thơ. (Dẫn chứng).
b) Cấu tứ: Bài thơ được gợi cảm hứng từ một “cuộc chia tay lịch sử” sau chiến thắng giặc Pháp. Tố Hữu đã sáng tạo thành một cuộc đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân ca để nói về cuộc chia tay với quê hương cách mạng trong 15 năm tình nghĩa gắn bó thủy chung.
c) Hình ảnh: Hình ảnh bài thơ là những hình ảnh truyền thống của dân tộc, rất gần gũi thân quen, gợi thương gợi nhớ: mưa nguồn suốt lũ, bát cơm chấm muối, nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn, nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu,…
d) Ngôn ngữ: Ngôn ngữ trong bài thơ là ngôn ngữ dân tộc, đậm sắc màu dân gian, mà tiêu biểu là cặp đại từ “mình – ta, ta – mình” được nhà thơ sử dụng rất linh hoạt, sáng tạo, tài hoa. (Phân tích).
e) Nhạc điệu: Nhạc điệu trong bài thơ cũng là nhạc điệu dân tộc, nhờ thi nhân đã tận dụng và phát huy một cách sáng tạo nhạc điệu của thể lục bát dân gian vào câu thơ hiện đại của mình. (Phân tích một số câu thơ để chứng minh cho nhạc điệu dân tộc).
7. Những khám phá riêng của mỗi nhà thơ về Đất nước.
a). Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi
– Cảm hứng về Đất nước đã được thi nhân tích lũy, ấp ủ, trải nghiệm trong 8 năm trời (1948 – 1955), suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống Pháp, vì vậy hình tượng Đất nước trong bài thơ mang tính tổng hợp – khái quát cao: đó là một tượng đài Đất nước bằng thơ – một đất nước anh hùng – tình nghĩa, trưởng thành – tỏa sáng. Đó cũng là Đất nước của Nhân dân, của Cách mạng (“Ôi đất nước những người áo vải – Đã đứng lên thành những anh hùng”).
– Nguyễn Đình Thi có sở trường viết về đất nước trong chiến tranh: đau thương nhưng anh hùng và xiết bao tình nghĩa. Bài thơ có những đoạn khắc họa rất thành công hình ảnh đất nước trong chiến tranh:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu Đã bật lên những tiếng căm hờn.
b) Đoạn thơ “Đất Nước” trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm
– Khác với một Đất nước tổng hợp – khái quát của Nguyễn Đình Thi, Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm được khám phá trên nhiều bình diện lịch sử, địa lí, văn hóa, phong tục… và cả trong cuộc sống đời thường của mỗi người dân, trong tình yêu đôi lứa của anh và em… Nhà thơ đã phát hiện ra những điều mới mẻ và kì thú về Đất Nước bằng một tư duy thơ sâu sắc: Ôi Đất Nước bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.
– Với cách nhìn mới mẻ ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến cho bài thơ một tư tưởng lớn: Đất nước của Nhân dân bởi chính Nhân dân là người làm ra Đất nước:
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.
– Và như vậy, thi nhân đã dùng một Đất Nước của dân gian để nói lên tư tưởng lớn: Đất Nước của Nhân dân. Và ông đã thành công. Đây cũng là vẻ đẹp riêng có sức cuốn hút của đoạn thơ Đất Nước này.
8. Hình tượng “sóng” trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh – Là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà thơ nữ để nói lên tình yêu của giới mình. – “Sóng” là một ẩn dụ toàn bài để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ đang khao khát yêu đương và mong muốn được sống trong tình yêu vĩnh viễn. – Hình tượng sóng được xây dựng bằng hình ảnh và bằng cả âm thanh nhịp điệu tạo ra nhạc điệu của tình yêu.
– Đặc điểm: là hình tượng sóng đôi: là “sóng”, cũng là “em”, tuy hai mà một, tuy một mà hai, xoắn xuýt, hòa hợp, cộng hưởng với nhau trong suốt bài thơ. (Phân tích để làm sáng tỏ).
9. Câu hỏi này anh (chi) tự làm để nêu lên những đặc sắc về nội dung Uà nghệ thuật của từng bài thơ.
10. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua tùy bút “Người lái đò sông Đà”.
– Một cây bút tài hoa, uyên bác, khám phá sự vật và con người ở phương diện văn hóa, mĩ thuật.
– Một ngòi bút thiên về những cảm xúc mãnh liệt: hoặc thật dữ dội, hoặc tuyệt mĩ. W.W. Soichigioi.com
– Một con mắt nhìn sự vật theo chiều lịch sử, gắn quá khứ với hiện tại và tương lai.
– Một lối viết tùy bút vừa nghiêm túc, vừa phóng khoáng, tài hoa. – Một vốn ngôn ngữ giàu có, sáng tạo, có giá trị tạo hình cao.
11. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
– Chất thơ của bài bút kí nhờ tình yêu con sông và những phát hiện kì thú về con sông quê hương của tác giả”.
– Lối viết hướng nội, tài hoa, kết hợp nhuần nhị giữa trữ tình và trí tuệ.
Theo hoctotnguvan.vn