Câu nói của nhà văn Nguyễn Khải đã đưa ra một chân lí của cuộc sống, đề cao sự nỗ lực vươn lên không ngừng của mỗi dân tộc của bản thân của mỗi con người trong việc đi tìm lẽ sống và hạnh phúc cho dân tộc, cho mỗi cá nhân con người.
Nhà văn Nguyễn Khải đã lấy nông trường Điện Biên làm bối cảnh cho truyện ngắn Mùa lạc. Điện Biên – nơi đã ghi dấu bao nhiêu dấu tích của chiến tranh. Nơi đó, xưa kia là một vùng đất chết, sự sống nói chung và sự sống của con người nói riêng bị chiến tranh tàn phá và hủy diệt. Ai có ngờ đâu, sau chiến tranh, cuộc sống nơi đây đã hồi sinh. Điện Biên đã thành một nông trường rộng lớn, tràn đầy sức sống với “màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dần lên các thứ màu nham nhở, man rợ khúc của đất hoang”. Đặc biệt là sự hình thành và phát triển ngày càng tốt đẹp, tươi vui, hạnh phúc của cuộc sống con người nơi đây. Dĩ nhiên là cuộc sống tươi vui, đầm ấm, hạnh phúc ấy không phải tự dưng mà những con người nơi đây có được. Muốn có được cuộc sống như thế họ phải lao động cậc lực, họ phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và có khi là cả máu của họ. Chính cuộc sống được hình thành như vậy, nên họ yêu thương nhau, gắn bó với nhau và sống với lòng vị tha cao cả. Được sống trong một môi trường mới với những con người lao động mới và sự nỗ lực tự vượt lên chính bản thân mình, Đào đã vượt qua số phận và tìm thấy hạnh phúc. Từ hiện thực sinh động của cuộc sống ở nông trường Điện Biên, nhà văn Nguyễn Khải đã đưa ra một câu nói đầy chất triết lí: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh đế bước qua những ranh giới ấy”.
Câu nói của nhà văn Nguyễn Khải đã đưa ra một chân lí của cuộc sống, đề cao sự nỗ lực vươn lên không ngừng của mỗi dân tộc của bản thân của mỗi con người trong việc đi tìm lẽ sống và hạnh phúc cho dân tộc, cho mỗi cá nhân con người.
Thật vậy, trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, ông cha ta đã từng đánh Hán, đuổi quân Nguyên – Mông, diệt Minh, trừ Thanh, đánh Pháp, đuổi Nhật, phá tan bè lũ cướp nước và bán nước Mỹ – ngụy để giành và giữ lấy độc lập tự do cho dân tộc. Nếu không có xương máu của tiền nhân dân đổ xuống trên mảnh đất này trong suốt chiều dài lịch sử thì làm sao ta có được một dải giang sơn Việi Nam gấm vóc chạy suốt từ Bắc đến Nam như ngày hôm nay. Như vậy, không phải là “Sự sống nảy sinh trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh gian khổ” đấy ư?
Trở lại với nông trường Điện Biên, ta cũng thấy rõ điều đó. Cuộc sống nơi đây hồi sinh, con người nơi đây tìm ra cuộc sống tươi vui, hạnh phúc cũng đi từ những hi sinh gian khổ, từ ý chí, niềm tin và nghị lực, không đầu hàng cuộc sống. Đào – nhân vật trung tâm của câu chuyện cũng đi từ những bất hạnh trong cuộc đời, nhưng nhờ có lòng khát khao cuộc sống, có ý thức không đầu hàng số phận, nên Đào mới lưu lạc đến nông trường Điện Biên và ở đây, trong một môi trường mới với những con người lao động mới. Đào đã vượt qua số phận và tìm thấy hạnh phúc. Quả đúng là “ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”. Trong cuộc sống đời thường đã có biết bao tấm gương vượt khó để thành công trong cuộc đời, có biết bao con người “tàn” mà không “phế” làm được biết bao điều để mang lại cuộc sống tốt đẹp cho mình và cho xã hội.
Cùng với quan điểm này của nhà văn Nguyễn Khải. Trước đó, bà Thác-kơ-rê một nữ văn sĩ nổi tiếng của nước Anh trong bộ tiểu thuyết Hội chợ phù hoa đã nói: “Cuộc đời là một tấm gương soi, cau mặt với nó, nó sẽ cau mặt trả lại với chúng ta ngay. Nếu mỉm cười với nó, nó vẽ trở thành người bạn vui tính và tốt bụng”. Hoàng đế Na-pô-lê-ông của nước Pháp cũng đã từng nói: “Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất một nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời”.
Câu nói của Nguyễn Khải trong truyện ngắn Mùa lạc: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy” là một chân lí, mãi là bài học cho mỗi chúng ta trong cuộc sống.
Hoctotnguvan.vn