Kể tóm tắt tác phẩm truyện “Mùa lá rụng trong vườn”
Hướng dẫn
Kể tóm tắt tác phẩm truyện “Mùa lá rụng trong vườn”
Chiều 30 Tết năm Bính Tuất, ai trong nhà ông Bằng cũng mong chờ chị Hoài- vợ của anh Tường liệt sĩ cũng là con trai trưởng của cụ Bằng. Nay chị đã lấy chồng. Và như cầu được ước thấy, chị Hoài sau khi đi bộ một đoạn đường khá xa đã đến cổng nhà ông Bằng, tiếp đón chị đầu tiên là tiếng reo vui của Phượng, theo sau là Đông, Lý, Luận ai cũng tíu tít đón chị dâu cũ. Và nghẹn ngào nhất có lẽ chính là cảnh ông Bằng-cha chồng và con dâu trưởng gặp lại nhau với bao cảm xúc dâng trào.
Chị Hoài năm nay đã gần năm mươi tuổi, nhưng chị vẫn rất đẹp với dáng người thon gọn. đôi mắt đen láy, khuôn miệng tươi cười và người chị rất gọn. Chị đi bước nữa với anh làm ở Ủy ban xã, chị đang làm chủ nhiệm của hợp tác xã đan dệt thảm ngô, họ có bốn đứa con.
Chị Hoài về đây, mang theo rất nhiều quà quê từ gạo nếp, đến giò thủ, bột sắn dây, gói hạt giống mướp hương,….Chị Hoài và các em trai em dâu của nói chuyện, hỏi thăm nhau rôm rã, vui mừng vì lâu ngày mới được gặp nhau. Rồi sau đó, ông Bằng đi xuống, ông nhìn chị như chực trào nước mắt. Chị Hoài nhìn ông, và khóc, chị cất tiếng chào: “Ông” trong nghẹn ngào. Ông Bằng run run, giọng khàn đặc đáp lại “ Hoài đấy ư, con?”. Nhìn cảnh đó, khiến Phượng không kìm được nước mắt. Ông Bằng lấy khăn giấy lau đi đôi mắt ướt của mình và hỏi thăm về gia đình chị.
Họ tiếp tục câu chuyện của mình, trong lúc đó, mâm cỗ cúng gia tiên đã bày biện tươm tất, xong xuôi. Lý mới ông Bằng khấn lễ cúng gia tiên. Trên bàn thờ, khói hương nghi ngút, ngọn đèn dầu cứ lim dim cháy. Mâm cỗ cúng của nhà Lý rất thịnh soạn có bánh chứng hai cái xếp bên cạnh mâm ngũ quả, với những chén rượu nhỏ được bày trước ảnh song thân và bên trái là ảnh bà Bằng, bên phải là ảnh anh cả Tường. Lễ khấn tràn ngập không khí trang nghiêm, ấm cúng. Ông Bằng lầm rầm khấn như quên hết sự đời, còn chị Hoài thì nhìn lên bàn thờ rồi chị thế chân cụ Bằng để khấn, hai tay chị nâng lên trước ngực….
Không khí của mâm cỗ không còn là những nổi buồn xưa cũ, thay vào đó là sự hân hoan ấm cúng của một đại gia đình. Mọi người bước vào mâm cỗ với niềm vui và chào đón những gì thiêng liêng nhất.