“Nếu bạn yêu đời, hãy đừng phung phí thời gian, vì chất liệu của cuộc sống làm bằng thời gian” (Benjamin Franklin) và suy nghĩ của em – Ngữ văn 12

“Nếu bạn yêu đời, hãy đừng phung phí thời gian, vì chất liệu của cuộc sống làm bằng thời gian” (Benjamin Franklin) và suy nghĩ của em – Ngữ văn 12

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận xã hội về việc sử dụng thời gian

Đề bài

Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lòi khuyên sau đây của chính trị gia, nhà khoa học Benjamin Franklin: “Nếu bạn yêu đời, hãy đừng phung phí thời gian, vì chất liệu của cuộc sống làm bằng thời gian”.

Hướng dẫn làm bài:

Để viết bài này, trước hết cần hiểu rằng, thời gian của vũ trụ thì vĩnh hằng mà thời gian của đời người thì hữu hạn. Khi B. Franklin nói: đừng phung phí thời gian, thì thời gian mà nhà bác học đề cập ở đây là thời gian của đời người. Có xác định rõ ràng như vậy, mới thấu suốt điều tiếp theo: chất liệu của cuộc sống làm bằng thời gian, từ đó, mói có thể trình bày thấu đáo suy nghĩ của mình về vấn đề được nêu trong câu danh ngôn.

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

– Thời gian là vấn đề thu hút sự suy tư của nhiều nhà tư tưởng, bởi đây là phạm trù hết sức quan trọng gắn vói sự tồn tại của con người. Quả vậy, con người tồn tại là tồn tại trong không gian và thời gian. Tuy nhiên, rất cần phải phân biệt rõ hai vấn đề: thời gian của tự nhiên, của vũ trụ và thời gian của đời người. Nếu thời gian của vũ trụ là miên viễn, vĩnh hằng, vô thuỷ vô chung, thì thời gian của đời người là hữu hạn, ngắn ngủi. Dẫu đời người là trăm năm như người xưa quan niệm, thì cũng không là gì so vói sự vô tận của tự nhiên. Với lời khuyên: đừng phung phí thời gian, thì ta hiểu thời gian được nói ở đây là thời gian của một đời người.

– Yêu đời hay chán đời là hai trạng thái tâm lí trái ngược nhau. Người yêu đời thì hăm hở sống, hăm hở làm việc, phấn đấu, luôn nhìn cuộc đòi bằng đôi mắt lạc quan. Ngược lại, vói người chán đời, cuộc sống trở nên hết sức nặng nề. Mỗi ngày trôi qua là thêm một sự chịu đựng. Trước mắt kẻ chán đời, cuộc sống thường tối sầm, không có lối thoát. Thời gian vốn khách quan, vô tình, nhưng với người yêu đời hoặc kẻ chán đời, cảm nhận độ dài ngắn cũng như giá trị của nó hoàn toàn khác nhau. Với kẻ chán đời, một ngày có thể dài như “ba thu”, ngược lại, với người yêu đời, một ngày trôi qua chỉ như thoáng chốc. Khi nêu giả thiết: nếu bạn yêu đòi, B. Franklin đã nhận thức đầy đủ những biểu hiện khác nhau của tâm lí con người và những ảnh hưởng của nó đối với mọi ứng xử, trong đó có cách sử dụng thời gian.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân
Loading…

– Đừng phung phí thời gian nghĩa là không để thời gian của đời mình trôi qua một cách vô nghĩa. Những người biết làm việc một cách khoa học thường lập kế hoạch rất bài bản, chi tiết. Mỗi công việc, dù lớn, dù nhỏ đều có sự sắp xếp, ưu tiên thứ tự trước sau và biết phải dành bao nhiêu thòi gian để hoàn thành. Nhà văn viết một cuốn tiểu thuyết, nhà điêu khắc dựng một bức tượng, nhà khoa học triển khai một công trình,… tất cả đều phải tự trả lời câu hỏi: mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc của mình? Cùng trong một khoảng thời gian, khối lượng công việc được hoàn thành giữa người này với người kia có thể rất khác nhau. Bên cạnh vấn đề năng lực, sự khác nhau này còn có một nguyên nhân khác: cách sử dụng thời gian. Đánh giá hiệu quả làm việc của một người, nhân tố thời gian là một tham số hết sức quan trọng.

– Sở dĩ B. Franklin khuyên chúng ta đừng phung phí thời gian, bởi trước hết, thời gian một đi không trở lại. Nó chỉ trôi theo một chiều: quá khứ – hiện tại – tương lai. Ta có thể lần giở kí ức để nhớ về những sự kiện đã qua, nhưng những ngày tháng lùi vào quá khứ thì không bao giờ có thể lấy lại được. Nếu ai đó đã để một đoạn đời của mình hoài phí trôi đi trong nhàn rỗi vô nghĩa, thì cũng coi như phần đời ấy chưa hề tồn tại. Mặt khác, đừng phung phí thời gian, vĩ quỹ thời gian của cuộc đời mỗi con người là có hạn. Vì đời người ngắn ngủi, nên phải biết quý từng khoảnh khắc. Thời gian đời người như một cái “vốn” cố định, “tiêu pha” thế nào cho hợp lí là tuỳ ở từng người. Có người biết dè sẻn, để cho mỗi giây, mỗi phút trôi qua đều rất có ý nghĩa. Ngược lại, có người quá hoang phí, khiến một đời vèo trôi mà chẳng để lại công tích gì.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Việt Bắc-Tố Hữu

– Làm thế nào để không phung phí thời gian? Câu hỏi đó mọi người phải tự đặt ra và tự trả lời. Lười biếng là căn bệnh phổ biến – một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phung phí thời gian. Người mắc căn bệnh này thường tìm mọi cách biện hộ cho sự dở dang của công việc: hôm nay chưa làm thì hãy để ngày mai cũng được, có ai làm thay đâu mà sợ. Hậu quả là, thời gian thì cứ trôi, mà công việc thì cứ ngưng trệ. Nhìn lại một đời, những việc đã làm chẳng được bao nhiêu. Muốn giải toả sức ì để thoát khỏi biếng nhác, con người cần có sự nỗ lực rất cao.

Nghiêm khắc với bản thân và biết vạch ra kế hoạch hành động một cách khoa học, hợp lí là phương cách để tránh phung phí thời gian, cần tỉnh táo để nhận thức được đâu là việc có ích nên làm, đâu là việc vô bổ cần tránh. Phải tự nhận biết năng lực của mình để không phí hoài thời gian chạy theo những ảo tưởng viển vông, những chuyện lớn lao to tát vượt quá khả năng. Biết đặt các mức phấn đấu cụ thể, đặt ra thời hạn hoàn thành công việc và tiến hành một cách chủ động, không để mọi việc trôi nổi ngoài tầm kiểm soát của mình, đó là người sáng suốt, khôn ngoan trong quản lí quỹ thời gian của đời mình.

– Trên đời này, có không ít người biết xử lí thời gian để cuộc đời trở nên có ý nghĩa. Tô Hoài để lại một kinh nghiệm quý. Là nhà văn chuyên nghiệp, không bao giờ ông thụ động ngồi chờ cảm hứng, ngược lại, ngày nào cũng như ngày nào, ông ngồi vào bàn viết, miệt mài lao động, như bác nông dân trên đồng ruộng, như người công nhân trên xưởng máy. Hẳn vì thế mà một đời cầm bút, Tô Hoài đã để lại gần 200 cuốn sách. Một người có sức lao động bền bỉ, dường như không để phí khoảnh khắc thời gian nào của đời mình như nhà văn hoá Nguyễn Hiến Lê – với hàng trăm tác phẩm đủ mọi thể loại được ông viết ra, là bằng chứng về sức làm việc phi thường và tinh thần khoa học trong công việc. Với những người như Tô Hoài và Nguyễn Hiến Lê, mỗi phút, mỗi giây cuộc đời đều hết sức quý giá.

Xem thêm:  Phân tích giá trị và ý nghĩa văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

– Giới trẻ hôm nay được thừa hưởng những thành quả của khoa học, của công nghệ; cuộc sống tương đối đủ đầy. Lợi thế này có thể là nguyên nhân dân đến những bất lợi khác. Trong rất nhiều điều người học sinh cần phải học, phải làm, việc quản lí quỹ thời gian của bản thân là chuyện rất hệ trọng. Làm sao để học ra học, chơi ra chơi; làm sao để thoát khỏi tình trạng biếng lười; làm sao để không sa đà vào những trò chơi vô bổ;… đó là những chuyện mà bất cứ học sinh nào thời nay cũng phải quan tâm. Sự phung phí thời gian vào giai đoạn nào của cuộc đời cũng là điều đáng tiếc, nhưng hoài phí thời gian ở thời tuổi trẻ – cái tuổi đẹp nhất, gắn với những mộng mơ, khát vọng, cái tuổi có khả năng tiếp thu tốt nhất kiến thức khoa học – thì thực sự là rất tệ hại. Hiểu như vậy để thấy, lời nhắc nhở của B. Franklin là hết sức cần thiết vớ mỗi chúng ta.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *