Nghị luận văn học bàn về ý kiến ” Người lái đò Sông Đà ” của Nguyễn Tuân
Hướng dẫn
Đề bài: Về nhân vật ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: “Ông lái đò là một người lao động bình thường”.
Từ cảm nhận về nhân vật ông lái đò, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên?
GỢI Ý
MỞ BÀI
Nêu vấn đề nghị luận
THÂN BÀI
=========Vài nét về tác giả, tác phẩm:
“Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa” (Nguyễn Minh Châu). Toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết của ông đã tạo nên một “huyền sử” – huyền sử của một người ưa lối chơi “độc tấu”.
+ “Người lái đò sông Đà” được coi là một trong những tác phẩm thành công xuất sắc nhất trong “Tùy bút Sông Đà”. Với khao khát truy tìm “chất vàng mười của tâm hồn vùng Tây Bắc” – “thứ vàng mười đã được thử lửa” (Đi mở đường), Nguyễn Tuân đã viết lên bài ca cuộc sống của con người và thiên nhiên Tây Bắc với nhiều nét độc sáng mới lạ.
+ Nhận xét về người lái đò sông Đà có hai ý kến như sau: ( trích dẫn hai ý kiến)
=====Giải thích ý kiến:
Ý kiến “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa” và “Ông lái đò là một người lao động bình thường”.
+ Người nghệ sĩ tài hoa là những người có rung động tâm hồn mãnh liệt trước mọi vui buồn của đời sống và có khả năng thể hiện những rung động ấy bằng những phương tiện nghệ thuật đặc thù. Ở ý kiến trên, người nghệ sĩ tài hoa được hiểu là người đạt tới trình độ điêu luyện trong nghề nghiệp và có đời sống tâm hồn đậm chất nghệ sĩ.
+ Người lao động bình thường là người lao động thầm lặng, vô danh, không tên tuổi giống như bao người lao động khác trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Khẳng định 2 ý kiến trên bổ sung cho nhau, làm hoàn thiện chân dung, tính cách người lái đò sông Đà.
======Chứng minh – bình luận ý kiến:
+++++++++Ông lái đò – một nghệ sĩ tài hoa:
– Ông lái đò có tính cách phóng khoáng, thích đối mặt với thử thách, mạo hiểm, gian nguy.
– Ông nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá như một nghệ sĩ điêu luyện, cao cường.
– Cuộc băng ghềnh, vượt thác ngoạn mục đã khẳng định vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của một “tay lái ra hoa”:
+ Vòng vây thứ nhất, sông Đà bày ra nhiều cạm bẫy. Ông lái đò bị sóng thác đánh miếng đòn độc hiểm. Nhưng bằng tinh thần dũng cảm, ông đã tỉnh táo chỉ huy sáu mái chèo, chiến thắng trùng vi thạch trận đầy nguy hiểm.
+ Vòng vây thứ hai, sông Đà đã thay đổi chiến thuật. Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, xác định đúng cửa sinh và chiến thắng thằng đá tướng đứng chiến ở cửa giữa.
+ Vòng vây thứ ba, sông Đà tiếp tục thay đổi chiến thuật, bên phải bên trái đều là cửa tử. Ông lái đò phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa. Thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hoi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được.Thế là hết thác.
+++++++++++Ông cũng là một người lao động bình thường:
– Ông lái đò sinh ra bên bờ sông Đà và gắn bó với nghề sông nước như bao người lái đò khác nơi thượng nguồn sông Đà khuất nẻo.
– Đời sống tâm hồn giản dị: không nói nhiều về chiến công; dù đi đâu cũng luôn nhớ về nương ruộng, bản mường.
=======Nghệ thuật thể hiện:
Ngôn ngữ phong phú, sáng tạo, hài hoa, kết hợp kể với tả nhuần nhuyễn và đặc sắc, nghệ thuật khắc họa nhân vật độc đáo, sáng tạo.
Bút pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo, thú vị; vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật góp phần miêu tả cuộc chiến hào hùng và khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật.
======== Đánh giá:
Qua cảm nhận hình tượng ông lái đò, có thể thấy, ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa trên sông nước, đồng thời, cũng là một người lao động giản dị bình thường. Vẻ đẹp của ông lái đò tiêu biểu cho vẻ đẹp của người dân lao động vùng Tây Bắc tổ quốc.
Hai ý kiến trên không đối lập mà bổ sung cho nhau đem đến một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về nhân vật.
KẾT BÀI
Kết thúc vấn đề.
Nguồn: CÔ GIÁO DIỆU THU
Theo hoctotnguvan.vn