Nghị luận về đức tính khiêm tốn trong cuộc sống

Nghị luận về đức tính khiêm tốn trong cuộc sống

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận về đức tính khiêm tốn trong cuộc sống

Gợi ý làm bài:

Vật chất luôn luôn biến đổi không ngừng, nhận thức con người cũng không ngừng thay đổi theo thời gian để ngày một tiếp cận dần chân lí. Nhạc sĩ Gu nô có lần nói: “Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi có tài. Ba mươi tuổi tôi đã nói: Tôi và Môda. Bốn mươi tuổi tôi nói: Mô da và tôi. Còn bây giờ tôi chỉ nói: Moda”.

Câu nói của nhạc sĩ thể hiện một chân lí: Con người từng trải sẽ có nhiều kinh nghiệm, có nhiều bài học, trong đó có bài học về đức tính khiêm tốn. Đức tính khiêm tốn là bản tính căn bản của con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi của sự vật.

Hiểu về bề mặt câu chữ, Gunô muốn khen ngợi thiên tài Môda, nhưng chiều sâu của ngôn từ, chủ yếu nhạc sĩ muốn nói đến bài học trường đời mà ông gặt hái được trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật gian và thành đạt của ông.

Cùng với thời gian, Gunô đã tự nhận thức được mình, cái tôi hợm hĩnh, kiêu căng lúc đầu cuối cùng đã phải công nhận một chân lí khách quan: Moda. Chính thời gian, tuổi tác, trường đời từng trải và sự điềm tĩnh đã cho ông hiểu chính mình, hiểu đời, hiểu người để vị trí giữa ông và Môda dần có sự hoán vị. Đó chính là bài học về đức khiêm tốn.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

Tuổi hai mươi Gunô chỉ thừa nhận riêng mình có tài, giống như Xuân Diệu còn trẻ:

“Ta là một, là riêng, là thứ nhất

Loading…

Không có chi bạn bè nổi cùng ta”

Có lẽ sự tự kiêu, tự mãn ấy không chỉ ở Gunô hay Xuân Diệu mà nó là hiện tượng phổ biến ở giới trẻ. Tuổi trẻ tập tễnh vào đời có chút tài năng, thông minh thường tỏ ra “ta đây” khác thường, “ngựa non háu đá”. Tính cách ấy nếu được vuốt ve, tâng bốc thêm chút thì chẳng khác nào “đổ dầu vào lửa”, tính khí lại càng hăng.

Thông thường tài năng bộc lộ ngay từ tuổi trẻ, người ta có quyền tự hào chính đáng về điều đó. Nhưng dù có tài đến đâu mà không có đức khiêm tốn sẽ trở thành kẻ kiêu căng đáng ghét. Vì sao? Tuổi trẻ thông minh nhưng chưa có sự thực tế, va vấp, từng trải thì làm sao biết vũ trụ cao sâu, cuộc đời vô tận, chân trời mới lạ, nên cần phải biết khiêm tốn, kiềm chế, biết người biết ta.

Gunô nói “tuổi hai mươi….ba mươi…bốn mươi….” Đó là các mốc thời gian đánh dấu sự trưởng thành trong nhận thức của ông. Qua năm tháng, ông đã rút ra được chân lí của đời mình. Mình giỏi nhưng thiên hạ nhiều người giỏi hơn mình. Vì thế phải luôn biết quan sát, trầm tĩnh, kiểm nghiệm để tự điều chỉnh mình ngày một hoàn thiện hơn.

Xem thêm:  Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ Nhặt

Trong cuộc sống chúng ta cần biết tự tin trong suy nghĩ và hành động, nhưng không được tự kiêu, ngộ mình hơn đời, hơn người để từ đó khoe khoang, tôn cái tôi của mình bao trùm lên mọi người. Sự khiêm tốn tự nó đã nâng cao giá trị cá nhân con người trong xã hội.

Người khiêm tốn thường cho mình là hạt nước trong đại dương bao la, còn phải phấn đấu, học hỏi nhiều hơn nữa. Ví như Nguyễn Du viết cả cuốn Truyện Kiều mà kết thúc kiệt tác ông chỉ nói:

“Lời quê chắp nhặt dông dài

Mua vui cũng được một vài trống canh”

Hay Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tự răn mình “đại trí như ngu”. Từ đó chúng ta nhất định phải khiêm tốn học hỏi, học hỏi không ngừng, tránh thói tự kiêu, tự đại để trở thành người tài đức.

Theo Hocsinhgioi.com

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *