Phân tích bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân

Phân tích bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân

Hướng dẫn

Loading…

Phân tích bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân

Khi viết về bà cụ Tứ, nhà văn Kim Lân không có những nét hài hước như vợ chồng Tràng, mà ngòi bút thể hiện sự kính trọng tuổi già, thương cảm với nỗi đau đè nặng suốt cuộc đời dằng dặc của bà cụ. Đặc biệt nhà văn đi sâu phân tích tâm lý, tâm trạng và tấm lòng vô cùng đáng quý, đáng trọng của bà mẹ đối với những đứa con.

Nhà văn Kim Lân rất tinh tế trong việc quan sát và miêu tả tâm lý nhân vật. Bà cụ Tứ khi đã thấu hiểu cơ sự của con, bà không sao giấu nổi nỗi buồn lo cho con và xót xa, ai oán cho số kiếp của mình bởi tại cuộc đời quá nghèo khổ. Cơ sự xảy ra thế này làm sao có thể oán trách con, bà khẽ thở dài.

Từ chỗ xót thương con trai, chuyển sang thương xót người đàn bà. Lòng người mẹ nghèo nhân hậu, giàu lòng vị tha ấy thấu hiểu ngay cảnh ngộ của người con gái xa lạ bỗng trở thành con dâu của mình, bà nghĩ: “Người ta gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình”, “Mà con mình mới lấy được vợ..Thôi thì bổn phận làm mẹ, bà đã chẳng lo được cho con..May ra mà qua khỏi cái giai đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó”.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm

Những suy nghĩ nỗi lo của bà quả thật là tấm lòng của một người mẹ trải nghiệm, thấu tình đạt lí, vị tha độ lượng. Trái hẳn với quan niệm luân lí phong kiến nghiệt ngã, coi khinh coi rẻ, hát hủi, đối xử tàn nhẫn với con dâu.

Bà nhìn nàng dâu mới nhẹ nhàng nói: “Ừ! Thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”, nghe sao mà mộc mạc, ấm lòng đến thế. Tràng thở phào nhẹ nhõm. Kim Lân đã thể hiện cái thần thái của một tấm lòng vị tha, cao quý mà rất đỗi giản dị của người mẹ. Bà đã đem lại danh dự cho nàng dâu, công nhận chức phận dâu con trong nhà. Bà dặn dò nàng dâu “Nhà ta nghèo con ạ! Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn”.

Đón dâu về trong bữa ăn ngày đói thật thảm hại, chỉ có bát cháo loãng, cháo cám, ít rau chuối thái rối và đĩa muối nhưng bà toàn nói những chuyện vui, đầy đủ, sung sướng sau này, đem lại cho các con niềm tin vào cuộc sống ngày mai, mặc dù tiếng trống thúc thuế vẫn thôi thúc ngoài đình; không khí ảm đạm, chết chóc vẫn bao trùm không gian cuộc sống.

Người mẹ không ao ước cho mình mà luôn sống vì con, cho con, hy vọng cho lớp con cháu mai sau. Vì thế niềm tin hy vọng không bị tàn héo theo sự nghèo đói, theo tuổi tác. Con dâu về nhà thêm người, thêm của, bà thấy trong lòng đổi thay. Trong bức tranh xã hội xám ngắt ấy, bà cụ và người con trai của bà là điểm sáng tươi đẹp nhất của đạo lí làm người.

Xem thêm:  Nghị luận văn học về hành động trả thù của Tấm – văn lớp 12
Loading…

Trong khung cảnh đói khát, chết chóc thê thảm của đất nước những năm ấy, những con người khốn khổ như bà cụ Tứ, họ biết yêu thương, cưu mang, đùm bọc lẫn nhau, nương tựa nhau mà sống quả là đáng quý. Dù ở hoàn cảnh nào, ngay cả khi cái chết kề bên, họ vẫn biết vươn lên, khát khao hạnh phúc và tin vào cuộc sống tương lai.

Theo Hocsinhgioi.com

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *