Phân tích bài thơ Từ ấy

Phân tích bài thơ Từ ấy

Hướng dẫn

Phân tích bài thơ Từ ấy

Bài làm

Trong thơ ca Việt Nam mỗi nhà thơ đều mang cho mình một dấu ấn riêng nhưg đều gắn liền với những mốc son chặng đường mà nhà thơ trải qua. Tố Hữu cũng là một người chiến sĩ tham gia cách mạng và giác ngộ cách mạng sớm. Để đánh dấu mốc son của mình nhà thơ đã sáng tác tập thơ từ ấy. Chân lí cách mạng niềm tin vào cách mạng được tác giả nhấn sâu nhất trong bài thơ từ ấy.

“Từ ấy” là từ chỉ thời gian là mốc son gắn liền với cuộc đời của nhà thơ. Giây phút ấy tác giả đag vui sướng khi gặp con đường cách mạng. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí trói qua tim. Tác giả vui mừng khi gặp cách mạnh, chỉ xác định được “từ ấy” để đánh dấu cho mình. Một nhà thơ đi đầu trong cách mạng Việt nam đã để nhiều ấn tượng sâu sắc. Một lọat hình ảnh ẩn dụ xuất hiện “bừng nắng hạ”,”mặt trời”, ” chân lí chói qua tim” được nhà thơ sử dụng tài tình. Một người đang đi trong bóng, chưa tìm được lối ra thì bỗng ánh nắng mùa hạ xuất hiện soi lối cho ta đi. Ánh nắng mùa hạ rất chói trang tác giả đã lấy hình ảnh này để chứa trong ấy con đường cách mạng làm ság cả bầu trời soi ság cho ta đi. Lí tưởng cách mạng khiến chiến sĩ trẻ phấn khởi đặt niềm tin chiến thắng vào cách mạng. Sự chuyển biến lớn nhất chính là ở trong tâm hồn người csĩ. Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim. Tố Hữu đã ví tâm hồn mình với vườn hoa lá, một hình ảnh tưởng như vô hình đã trở nên hữu hình trước con mắt của người đọc. Tâm hồn người chiến sĩ được ánh nắng tưới những gịot sương ban mai, sưởi ấm cho sinh sôi nảy nở, hương thơm bung tỏa khắp nơi, khiến chim muôn bay về đây tụ họp. Đây là một khổ thơ sinh động tràn đầy sức sống làm cho người đọc thấy được niềm tin vào lí tưởng cách mạng mà ng chiến sĩ đag bước theo. Từ giác ngộ lí tưởng người chiến sĩ trẻ tìm ra cho mình lẽ sống mới: Tôi buộc lòng tôi với mọi người …Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. Một khổ thơ vừa bộc lộ lộ rõ cái tôi cá nhân cũng như một tinh thần tập thể bao la rộng lớn. Từ buộc vừa là cảm giác gắn bóp cột chặt mình với cách mạng vừa là sợi dây, con đường lẽ sống mà người chiến sĩ theo đuổi đến cùng. Với tấm lòng kiêng trung quýêt, tình yêu thương rộng lớn người chiến sĩ muốn đem lại niềm vui hạnh phúc, tự do cho dân tộc cho đồng bào. Từ chân lí là bao bọc che chở được thể hiện rõ nhất ở khổ thơ cuối. Tôi đã là con của vạn nhà … Không áo cơm cù bất cù bơ.

Một tinh thần đòan kết, ở đâu cũng là nhà, ở đâu người chiến sĩ ấy cũng có những người thân cùng nhau vượt qua những khó khăn. Một tinh thần ngưỡng mộ đáng khâm phục. Từ ấy là bài thơ đánh dấu sự trưởng thành, tinh thần đòan kết khi người chiến sĩ gặp con đường cách mạng. Một người chiến sĩ với tinh thần kiên trung để chúng ta học tập và noi theo

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *