Phân tích chi tiết bát cháo hành của Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo

Phân tích chi tiết bát cháo hành của Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo

Hướng dẫn

Loading…

Phân tích chi tiết bát cháo hành của Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo

Bài làm

Hẳn ai cũng biết bát cháo hành huyền thoại trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Một bát cháo nghĩa tình, hay cũng có thể gọi là món quà của tình yêu giữa Chí Phèo và Thị Nở. Một bát cháo rất giản đơn nhưng chất chứa bao ý nghĩa sâu sắc mà nhà văn Nam Cao đã gửi gắm vào. Ông đã dựng nên một thước phim quay chậm về thảm cảnh bi thương của xã hội phong kiến thời bấy giờ. Ở đó, có Chí Phèo là đại diện cho những người nông dân nghèo khó bị xã hội ruồng rẫy đến mức tha hóa nhân cách, còn Bá Kiến đại diện cho thế lực cầm quyền tác ác bất nhân đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng. Khiến họ không còn là chính mình nữa. Nhưng trong nỗi đau bao giờ cũng ánh lên những nỗi niềm khát khao cháy bỏng, chi tiết bát cháo hành của Thị Nở chính là tia hi vọng sáng ngời cho cuộc đời đầy tăm tối của Chí, là cứu cánh cho những bước chân Chí đang lầy lội giữa vũng bùn hôi tanh của xã hội phong kiến.

Có thể nói, bát cháo hành ấy giống như một liều thuốc thần kỳ giải rượu cho Chí sau một cơn say dài dằng dặc. Cả một cuộc đời hơn bồn mươi năm, lần đầu tiên Chí được ăn cháo hành, lần đầu tiên được người khác cho một thứ. Bởi từ trước tới giờ Chí toàn phải cướp giật, dọa nạt mới có được những thứ mình muốn chứ chẳng bao giờ Chí được ai cho cái gì. Chí bị xã hội ruồng rẫy, bị tước đoạt quyền làm người, những tiếng chửi của Chí chẳng ai thèm để ý. Nhưng tiếng chửi ấy lại khiến người đọc chạnh lòng và rơm rớm nước mắt khi Chí chửi mẹ cha đứa nào đẻ ra hắn để hắn phải sống một cuộc đời như thế này. Được sinh ra làm người là một diễm phúc lớn lao. Chí cũng vậy, nhưng tại sao Chí lại không được sống kiếp của một con người? Chí trở thành một con quỷ, nhưng là một con quỷ đáng khinh chứ không đáng sợ. Điều gì đã khiến Chí trở nên như vậy?

Xem thêm:  Phân tích ý nghĩa văn bản Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng

Giữa những lầy lội, những bê bối đang ngập tràn cuộc đời, Chí lại gặp Thị Nở. Chính lúc rơi vào hố sâu của lầm lỗi, của bi thương, thị lại ban cho Chí một ân huệ vô cùng lớn lao. Một bát cháo hành tuy nhỏ bé nhưng chân chất nghĩa tình. Một cháo hành rất bình thường như bao bát cháo khác, cũng chỉ có gạo và hành, nhưng nó đặc biệt vì được nấu lên từ tình thương chân thân của một người đàn bà dở hơi, xấu xí, xấu đến nỗi ma chê quỷ hờn. Và cũng giống như Chí, cả làng Vũ Đại chẳng ai thèm để ý đến thị. Nhưng thị may mắn hơn là vẫn được mọi người nhìn nhận là một con người. Thị và Chí gặp nhau trong một đêm trăng sáng, khi Chí đang ngà ngà say. Họ lao vào nhau như một tiếng sét ái tình, như một lẽ thường tình tự nhiên. Sau đêm ấy, thị trở nên thương hắn, yêu hắn. Và hắn cũng thế. Thị chăm sóc Chí như một người vơ thực sự săn sóc cho chồng lúc ốm đau. Bát cháo của thị khiến lòng Chí rung động. Hương vị ngon lành của cháo hành đã vực dậy Chí sau những cơn say dài triền miên, đã kéo Chí từ cái đáy của vực thẳm trở về bên bến bờ đầy hi vọng. Thị chính là cánh cửa để Chí quay trở về làm người lương thiện. Cháo hành thơm và nóng khiến Chí thức tỉnh và sống lại với ước mơ của mình. Ước mơ thật đơn sơ. Chí ước có được một gia đình nho nhỏ. Chồng cày thuê cuốc mướn. Vợ dệt vải. Khá giả mua thêm mấy sào ruộng làm ăn. Đây cũng là niềm mơ ước lớn lao của biết bao nhiêu người khác cùng thời với Chí. Nhưng xã hội nhiều bon chen quá, Chí chưa kịp thực hiện được hoài bão của mình thì đã bị nhấn chìm trong khổ đau, trong lầm lỗi. Giờ đây, bàn tay thị sẽ kéo Chí trở về, sẽ dìu Chí dậy. Những hương vị của cuộc sống theo mùi thơm của cháo hành quay trở về bên Chí. Chí cảm nhận được tiếng chim hót líu lo, tiếng mái chèo gõ cá, tiếng người đi chợ vải nói chuyện với nhau… Những thứ rất quen thuộc ngày nào cũng có nhưng vì say nên Chí không nhận ra. Nay được thị mở lòng đón nhận, Chí quyết tâm trở lại làm người. Chí thèm được ăn những bát hành thêm nữa, thèm được làm người lương thiện. Nhìn Chí ngồi ăn cháo hành, không ai bảo hắn là kẻ chuyên đi rạch mặt ăn vạ, chuyên đâm thuê chém mướn. Đây mới chính là con người thực sự của Chí. Hiền lành, tốt tính. Chỉ tiếc rằng, thị không đủ tỉnh táo để nấu cho Chí những bát cháo hành tiếp theo. Và Chí cũng không đủ mạnh để đứng lên làm lại từ đầu mặc dù lòng Chí đang khát khao lắm. Chí còn rủ thị sang ở cùng cho vui, cho kết thúc những ngày tháng say sưa triền miên, cho những vết sẹo trên mặt Chí mờ dần, mờ dần. Nhưng bi kịch lại một lần nữa đến với Chí. Hơi cháo hành còn chưa dứt thì thị đã quay lưng lại với Chí.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Việt Bắc

Trong cơn tuyệt vọng, men rượu lẫn mùi cháo thoang thoảng hòa quyện vào nhau. Đúng tâm trạng của một kẻ thất tình. Thị kéo Chí dậy nhưng chính thị cũng lại đẩy ngã Chí. Nhưng lần này, Chí không lún sâu vào vũng bùn ô uế như trước nữa. Chí đi thẳng tới nhà Bá Kiến để giết chết hắn, rồi tự kết liễu cuộc đời mình. Chí nhận ra rằng chỉ có chết mới có thể giúp mình trở lại làm người lương thiện.

Như vậy, bát cháo hành của thị đã cứu Chí khỏi những ngày tháng tối tăm. Chí chết nhưng chết để được sống. Chết để không còn bị dân làng coi khinh nữa. Bát cháo ấy cũng chính là lời ca ngợi, là niềm hi vọng mà Nam Cao đã gửi gắm vào. Ca ngợi tấm lòng lương thiện của một người đàn bà xấu xí, dở hơi. Thị càng xấu thì tâm hồn thị càng sáng. Hơn nữa, Nam Cao cố tình dành cho Thị những chi tiết xấu nhất là để làm đòn bẩy cho tình thương nơi thị được tỏa sáng. Và hình ảnh bát cháo hành chính là hiện vật cụ thể của tình thương ấy. Cả làng Vũ Đại, chỉ có duy nhất một mình thị nhìn nhận Chí. Nhưng bi kịch vẫn chưa buông tha cho Chí. Và Chí đã tự kết thúc bi kịch cho đời mình bằng cái chết. Chết cho những lỗi lầm, chết cho những ước mơ không bao giờ còn thực hiện được nữa. Và chết vì dẫu sao, cả đời Chí cũng đã được thưởng thức một bát cháo hành, được săn sóc tận tình từ bàn tay của một người đàn bà với tấm lòng chân thật và trong sáng.

Xem thêm:  Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Thông điệp Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003
Loading…

Theo Hocsinhgioi.com

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *