Phân tích đoạn thơ thứ hai trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích đoạn thơ thứ hai trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Hướng dẫn

Loading…

Phân tích đoạn thơ thứ hai trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài Làm

Quang Dũng là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Thơ ông tiêu biểu với tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng. Tây Tiến là một trong những bài thơ nổi tiếng của Quang Dũng viết khi ông nhớ về đơn vị mà ông gắn bó một thời gian dài. Bài thơ nói lên nỗi nhớ da diết của nhà thơ về đoàn binh Tây Tiến với những người lính vất vả, gian nan nhưng rất hào hùng cùng những kỷ niệm đẹp đẽ nơi hành quân. Đặc biệt ở đoạn thơ thứ hai của bài thơ đã khắc họa thành công những kỷ niệm về tình quân dân thân thương, ấm áp cùng cảnh vật Tây Bắc nên thơ.

Mở đầu đoạn thơ, nhà thơ đã gợi lên những kỷ niệm về tình quân dân, những ngày hội liên hoan văn nghệ đầy ắp nghĩa tình:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tựa bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ.”

Loading…

Trên con đường hành quân đầy gian khổ, những người lính Tây Tiên dừng chân dựng trại và nhận được sự đón tiếp nồng hậu, thân tình của người dân. Đối với Quang Dũng cũng như những người lính, đêm văn nghệ với lửa đuốc sáng bừng luôn là những kỷ niệm đáng nhớ. Hai từ “bừng lên” trong câu thơ vẽ lên một bức tranh thật ấm áp và rực rỡ, ngập tràn ánh sáng. Nhà thơ đã có một cách ví von đầy nghề thuật trong hai từ “đuốc hoa”. Những ngọn lửa cháy bập bùng trên cây đuốc kia chẳng khác nào những bông hoa lửa đang đua nhau phát sáng. Phải là một người có tâm hồn lãng mạn Quang Dũng mới có những cách ví von và liên tưởng thú vị đến thế. Trong cái ánh sáng bừng lên cùng không khí ấm áp đêm lửa trại, hình ảnh những cô gái miền sơn cước hiện lên thật lộng lẫy với “xiêm áo” nhiều màu sắc sặc sỡ. Hai từ “kìa em” cùng câu hỏi tu từ “tự bao giờ?” như nhấn mạnh sự ngạc nhiên và hào hứng trước vẻ đẹp của những nàng sơn ca nơi núi rừng. Đó là một vẻ đẹp đến ngỡ ngàng. Vẻ đẹp không chỉ từ “xiêm áo” rực rỡ mà còn từ sự “e ấp” duyên dáng của các cô gái.

Xem thêm:  Suy nghĩ về ý kiến: “Có những cái bền chắc là hạnh phúc, có những cái bền chắc là tai hoạ.” – Ngữ Văn 12

Đoạn thơ đã vẽ lên một bức tranh đêm lửa trại ấm áp, vui vẻ với đủ màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Đó là màu sắc sặc sỡ của những bộ xiêm áo miền rừng núi, ánh sáng bừng lên lung linh của những cây đuốc lớn và âm thanh du dương, đi vào trái tim mỗi người của tiếng khèn đơn sơ và bình dị. Chính khung cảnh thắm đượm tình quân dân ấy đã đưa tâm hồn người lính Tây Tiến như về Viêng Chăn xây hồn thơ, tạo nên những vần thơ đẹp đẽ. Nếu tìm hiểu về xuất thân của những người lính trong đoàn binh Tây Tiến, người đọc sẽ càng hiểu hơn về tâm hồn của những người lính ấy. Họ là những người trí thức, là học sinh sinh viên thời bấy giờ, gác bút nghiên lên đường chiến đấu. Bởi thể nên tâm hồn họ vô cùng lãng mạn và tinh tế.

Miên man trong dòng hổi tưởng với nỗi nhớ về đoàn binh Tây Tiến, nhà thơ tiếp tục nhớ về nhưng cảnh sắc đẹp đẽ, nên thơ nơi núi rừng, sông nước của Tây Bắc:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

“Người đi” trong câu thơ là ai? Còn là ai khác nữa ngoài những người lính trẻ của đoàn quân. Hai từ “có thấy”, “có nhớ” trong các câu thơ như những câu hỏi nhẹ nhàng gửi tới những người đồng chí đồng đội, cũng là hỏi chính nhà thơ liệu còn nhớ mảnh đất đáng yêu này? Trước tiên đó là những chiều bảng lảng bóng sương mờ rất đỗi nên thơ. Ba từ “chiều sương ấy” không chỉ nhắc về một chiều mà nhắc đến rất nhiều buổi chiều, trên con đường hành quân, sương khói mây chiều bảng lảng và trôi lãng đãng vương trên áo những người lính trẻ trung. Hình ảnh “hồn lau nẻo bến bờ” hiện lên trong bức tranh chiều sương thật sinh động, nó khiến cho cảnh vật Châu Mộc như có hồn, chứ không phải những vật vô tri, vô giác. Nhà thơ nhớ về dáng hình những người dân tộc đôn hậu, những cô gái trên con thuyền độc mộc. Hay hiểu một cách khác, dáng người trên độc mộc cũng có thể là những người lính Tây Tiến trên con thuyển hướng về phía trước. Hình ảnh đặc sắc “hoa đong đưa” thật đẹp. Dường như những bông hoa ban, hoa rừng cũng trở nên có hồn, khe khẽ và dịu dàng “đong đư” bên dòng nước lũ. Qua cái nhìn thật lãng mạn, hào hoa của những người lính Tây Tiến, bức tranh nơi núi rừng, sông nước Tây Bắc hiện lên đẹp ngỡ ngàng.

Xem thêm:  Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

Tây Tiến là một bài thơ đặc sắc của Quang Dũng khi nói về những người lính trẻ trung, tâm hồn lãng mạn. Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ đã khắc họa thành công những kỷ niệm đẹp ấm áp tình quân dân cùng hình ảnh Tây Bắc hiện lên đẹp đẽ, nên thơ qua cái nhìn tài hoa, lãng mạn của những người lính trẻ. Bài thơ đã để lại trong trái tim người đọc những dư vang sâu lắng.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *