Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt – Kim Lân

Giới thiệu chung về truyện ngắn Vợ nhặt và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” – Kim Lân 

DÀN Ý

  I. MỞ BÀI

     – Giới thiệu chung về truyện ngắn “Vợ nhặt” và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

  II. THÂN BÀI

       1. Nạn đói khủng khiếp năm 1945

   *Trong truyện đã diễn tả với tất cả niềm xót thương thông cảm của tác giả về cảnh bi thảm của quần chúng lao động trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

   a) Cái đói bao trùm khắp nơi và tràn đến cái xóm nghèo của dân ngụ cư.

   – Những gia đình từ Nam Định, Thái Bình lũ lượt đội chiếu, dắt díu bồng bế nhau lên, xám lại như những bóng ma. Buổi sáng nào cũng có vài người chết còng queo bên đường, toả mùi gây gây của xác chết.

  –  Toàn bộ câu truyện của Tràng diễn ra trên cái cảnh đói khổ và tang tóc ấy. Cảnh xóm ngụ cư vào buổi chiều Tràng đưa người vợ theo về; tiếng hờ khóc trong đêm, mùi đốt đống rấm.

   b) Tình cảnh của gia đình Tràng

   – Tràng: nghèo, không lấy nổi vợ.

   – Vợ Tràng: Vì đói mà phải theo không về làm vợ, không có cưới cheo gì.

   – Tình cảm xót xa của bữa cơm đón nàng dâu mới (nồi cháo loãng và bát cám).

   2. Sự cưu mang, niềm hi vọng của người lao động nghèo khổ

   Truyện đã làm sáng lên trên cái nền đen tối ảm đạm ấy sức sống, khát vọng : mái ấm gia đình và sự nương tựa, che chở cho nhau của những người lao động nghèo khổ, sáng lên niềm tin hy vọng của họ.

    a)  Tình huống Tràng có vợ, “nhặt” được vợ và ý nghĩa

      – Thái độ của Tràng từ lúc chỉ coi là chuyện tầm phào đến lúc xem đó là truyện nghiêm chỉnh của đời mình (Dẫn và phân lích những lời nói, hàng động của Tràng khi mới gặp người đàn bà và trong cảnh đưa chị ta về nhà).

   b) Ánh sáng của hơi ấm hạnh phúc gia đình giữa lúc nạn đói hoành hành

     – Cảnh gia đình Tràng, căn nhà, mảnh vườn trong buổi sáng hôm sau.

     – Sự biến đổi trong tâm trạng của Tràng, của người vợ nhặt.

     – Ý nghĩa và thái độ của bà cụ Tứ, nỗi xót xa, thương cảm và niềm hy vọng cùa người mẹ.

     – Niềm hi vọng của họ về sự đổi thay số phận hướng về cuộc cách mạng.

  3. Giá trị nhân đạo của tác phẩm

   – Một tư tưởng nhân đạo hướng về quần chúng lao động, khẳng định phẩm chất và sức sống bền bỉ của họ.

  – Niềm tin của tác giả đặt vào những khát vọng bình dị mà chân chính những con người vẫn muốn sống, vẫn khát khao tình thương và sự gắn bó, việc nương tựa vào nhau đã cho họ niềm tin để sống.

   – Chủ nghĩa nhân đạo của tác phẩm dựa trên sự am hiểu sâu sắc, gắn với đời sống người nông dân của Kim Lân. Tác giả không tô vẽ, lí tưởng các nhân vật của mình.

III. Kết bài

   – Tóm tắt các ý chính trong hai đoạn A, B.

   – Mở rộng đến thời đại ngày nay

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *