Phân tích giá trị nhân văn trong tác phẩm Hồn Trương Ba da Hàng thịt

Phân tích giá trị nhân văn trong tác phẩm Hồn Trương Ba da Hàng thịt

Hướng dẫn

Loading…

Phân tích giá trị nhân văn trong tác phẩm Hồn Trương Ba da Hàng thịt

5 (100%) 1 đánh giá

Bài làm

Lưu Quang Vũ là một trong số ít nhà văn vừa có tài trong viết truyện vừa có tài trong các môn nghệ thuật khác như hội họa, làm thơ…và đặc biệt nhất đó chính viết kịch. Các tác phẩm kịch của ông luôn ẩn chứa những triết lí sâu sắc cùng ý nghĩa nhân văn cao cả. Nổi bật nhất trong các tác phẩm kịch của ông đó chính là vở “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Tác phẩm diễn tả cuộc xung đột nảy lửa giữa hồn và xác và được đẩy lên đỉnh điểm ở cảnh cuối.

Trước tiên, ta hiểu giá trị nhân văn của một tác phẩm đó chính là những nét đẹp trong tính cách của con người được bộc lộ qua các cuộc mẫu thuẫn: trong cái sáng có cái tối, trong cái tốt có cái xấu, con người luôn đấu tranh để hướng đến những giá trị tốt đẹp nhất. Nhân vật chính trong vở kịch này cũng vậy, đó chính là Trương Ba. Trương Ba là một người tốt bụng, sống một cuộc sống thanh tao và đặc biệt chơi cờ rất giỏi. Ông thường hay chơi cờ với Đế Thích và hai người trở thành bạn thân với nhau. Sau đó chẳng may Trương Ba mất đi, người vợ có đốt nhầm nén nhang mà trước đó Đế Thích đã cho Trương Ba để mỗi khi muốn chơi cờ hay có việc gì cần giúp thì Trương Ba đốt gọi tiên cờ lên. Vì thương bạn mình và muốn giữ lời hứa nên Đế Thích đã cho Trương Ba sống lại nhưng vì không tìm thấy xác Trương Ba nên đành ở tạm xác của anh hàng thịt mới mất bên hàng xóm. Một cuộc tranh cãi nảy nửa xảy ra giữa một tâm hồn thanh tao với một bộ xác thịt xù xì, kinh khủng.

Hình ảnh hồn Trương Ba ngồi một mình ôm đầu hồi lâu rồi đứng vụt dậy đã cho thấy sự chán nản, tuyệt vọng của linh hồn. Giờ đây Trương Ba như đã đánh mất bản thân mình, không còn đam mê những thú vui tao nhã, trí tuệ nữa mà thay vào đó là làm những việc mà trước kia ông cho là ghê tởm. Ông trở thành một con người thô lỗ, cục cằn và vụng về. Không thể chịu cảnh cứ sống trong cái xác này mãi được nên hồn Trương Ba đã liên tục mắng chửi phần xác, cho rằng chính cái xác đui mù này đã khiến tâm hồn của Trương Ba bị vấy bẩn. Linh hồn ấy phủ nhận tất cả những việc tiêu cực của mình làm, đổ tất cả mọi chuyện lên đầu của xác từ việc làm gãy diều của cu Tý cho đến việc vả con trai mình học máu mồm. Hồn biện minh cho mình rằng dù có sống trong một cái xác u mê, đui mù đi chăng nữa thì mình vẫn có mội đời sống thanh tao, trong sạch.

Xem thêm:  Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến

Hai bên đều đưa ra những lí do, dẫn chứng để tranh cãi quyết liệt, ấy thế nhưng hồn vẫn chẳng thể nào thắng lí được xác. Xác đã đưa ra những lời nói “ti tiện” nhưng rất đúng để phản bác lại hồn, xác cho rằng cả hồn và xác đã hòa vào làm một thì cả hai không thể tác rời trong mọi việc, khi hồn đứng cạnh vợ mình thì hơi thở cũng nóng lên hay Trương Ba đã ăn nhiều món ăn mà trước đó ông cho là tởm để thỏa mãn cái thú ăn uống của xác. Qua đây, ta đã thấy được ý nghĩa nhân văn mà Lưu Quang Vũ muốn mang lại cho người đọc đó chính là phải biết cân bằng giữa linh hồn và thể xác, giữa lí trí và tâm hồn. Cuộc đấu tranh giữa hồn và xác giống như cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái khát vọng thanh tao và cái dục vọng tầm thường trong một con người. Mỗi người nên sống với đúng bản thân, tính cách của mình thì cuộc sống đó mới có ý nghĩa, chứ không nên sống dựa hơi, gửi gắm người khác.

phan-tich-gia-tri-nhan-van-trong-tac-pham-hon-truong-ba-da-hang-thit”>Phân tích giá trị nhân văn trong tác phẩm Hồn Trương Ba da Hàng thịt

Loading…

Như chẳng thể cãi lại nổi cái xác u mê, đui mù ấy, hồn Trương Ba quay lại với vợ cùng những người thân trong gia đình của mình. Người có lẽ không ưa chuyện hồn Trương Ba ở trong xác hàng thịt nhất sau Trương Ba đó chính là vợ ông ấy. Làm sao có thể chấp nhận được người chồng của mình nhưng mỗi tối lại quay sang ngủ với vợ ông hàng thịt. Người vợ buồn bã nhận ra rằng “ ông đâu còn là ông, đâu còn là Trương Ba làm vườn ngày xưa”, thế rồi bà chán nản, dứt áo đòi ra đi, với bà “ đi đâu cũng được còn hơn là như thế này”. Rồi đến đứa cháu gái cũng một mực không nhận đấy là ông nội mình, đứa cháu ấy khẳng định ông nội mình đã chết, ông nội mình không thể có một “ bàn tay giết lợn”, một “bàn chân to như cái xẻng” làm gãy tiệt cái chồi non, hay làm hỏng cái diều của cu Tý làm cho nó dù đang ốm vẫn khóc lóc đòi bắt đền. Chỉ có người con dâu là người hiểu biết, chín chắn nhất là hiểu được tâm trạng, nỗi khổ của bố chồng mình. Nhưng vậy mà chị vẫn không khỏi hoảng hốt, sợ hãi khi thấy bố chồng mình ngày càng thay đổi, biến chất, chị đã thốt lên rằng: “ …con sợ lắm bởi con cảm thấy đau đớn, thấy mỗi ngày thầy một đổi dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi…”. Tất cả các cuộc hội thoại của Trương ba với các thành viên trong gia đình mình đã khiến ông nhận ra hoàn cảnh trớ trêu của mình đã làm ảnh hưởng đến quá nhiều người khác. Ông tự cảm thấy xấu hổ, dằn vặt với bản thân của mình, muốn dứt hẳn ra khỏi cái xác này.

Xem thêm:  Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân.

Nút mở của vở kịch có lẽ chính là đoạn hội thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích khi ông không thể chịu đựng được nữa phải gọi Đế Thích lên để giải quyết mọi thứ. Hồn Trương Ba nói với Đế Thích rằng: “ Không thể bên trong một đường, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi trọn vẹn”, “ sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt”. Qua đoạn hội thoại giữa Trương Ba và Đế Thích, Lưu Quang Vũ đã bộc lộc giá trị nhân văn sâu sắc. Đó chính là linh hồn và thể xác phải hài hòa, khi làm những việc sai trái, phàm tục thì đừng đổ lỗi là để làm thỏa mãn nhu cầu bản thân mà hãy cho rằng đó là sai từ chính trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người. Một cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi sống đúng với bản thân mình, chứ không phải cứ nhờ gửi hay dựa dẫm người khác. Chính vì lẽ này mà Trương Ba nhất quyết nhờ Đế Thích giúp mình thoát ra khỏi thân xác của anh hàng thịt, cho mình chết hẳn đi, thay vào đó là cho thằng cu Tý sống trở lại. Việc hoàn đổi này phải nhanh chóng diễn ra vì cu Tý mới mất, không thể để lâu. Điều này đã thể hiện sự nhân đạo trong con người của Trương Ba, ông muốn kết thúc hẳn cuộc sống của mình, nhường sự sống cho một người khác.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng Xà Nu

Kết thúc vở kịch, Trương Ba ra đi, để lại xác anh hàng thịt, đường ai lấy đi. Sự ra đi này thể hiện ước muốn được sống với chính bản thân mình, đồng thời chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc mà Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *