Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng Xà Nu

Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng Xà Nu

Hướng dẫn

Loading…

Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng Xà Nu

Bài làm

Hình tượng rừng xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành tiêu biểu cho của cuộc sống đau thương nhưng rất kiên cường, bất khuất của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Rừng Xà Nu là hình ảnh gắn bó máu thịt với ông, ông yêu mếN và viết về nó như biểu tượng của cuộc sống đau thương, phẩm chất kiên cường, bất khuất của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên mà cụ thể là làng Xô Man.

Hình tượng rừng xà nu được nhà văn sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật để chạm khắc từ hình khối, màu sắc tới hương vị để cây xà nu nổi bật lên trong đau thương của chiến tranh. Cây xà nu cũng nối nhau chạy tít tắp phủ kín câu chuyện. Đây chính là kết cấu đầu cuối hô ứng, có ý nghĩa cụ thể gợi lên đặc trưng của miền đất Tây Nguyên, biểu tượng cho cuộc sống đau thương nhưng kiên cường bất khuất của con người nơi đây. Cây xà nu được Nguyễn Trung Thành miêu tả bằng những câu văn thật đẹp, dường như ông đã dành cả bút lực cho loài cây yêu quý này. Một loài cây khao khát sống và vươn lên bầu trời rộng lớn.

Xem thêm:  Ý nghĩa của ước mơ trong cuộc đời mỗi người

Nguyễn Trung Thành đã dùng nghệ thuật tượng trưng, nhân hóa để biến rừng xà nu thành nhân vật anh hùng trong chiến tranh. Rừng xà nu được đặt trong sự đối lập giữa sống và chết, bị đặt trong tầm đại bác của giặc, ngày nào cũng bị bắn khiến cho mình mẩy đầy thương tích, chỗ vết thương nhựa ứa ra đọng thành cục máu lớn lại có những nỗi đau dữ dội như tuổi xuân bỗng bị chặt đứt ngang mình, đổ ào xuống như gặp bão…

Một loài cây có sức sống dẻo dai, bền bỉ và mãnh liệt gây ấn tượng sâu đậm đọng lại trong lòng người đọc về hình tượng rừng xà nu không thể nào hủy diệt được dù đạn bác kẻ thù gây ra bao nỗi đau thương. Bởi cây này ngã xuống, cây kia đứng lên lao thẳng lên bầu trời để đón lấy ánh nắng.

Hình tượng rừng xà nu cũng như dân làng Xô Man đang phải sống dưới hầm đại bác của giặc Mỹ. Dù bị đàn áp khiến cho mình đầy thương tích và chết chóc nhưng họ vẫn đứng lên bảo vệ quê hương, đất nước bền bỉ, kiên cường như rừng xà nu. Nguyễn Trung Thành đã dùng hết bút lực của mình để ca ngợi vẻ đẹp hiên ngang của thiên nhiên và con người Tây Nguyên.

Cây xà nu gắn bó với đời sống của người dân nơi đây. Nó không chỉ là nhân chứng lịch sử mà còn tham gia vào cuộc chiến chống Mỹ và các sự kiện của trọng của dân làng. Đuốc xà nu soi sáng đường đi và sáng trong nhà ưng khi tập hợp dân làng, ngọn lửa xà nu giữ ấm cho mỗi ngôi nhà, gỗ xà nu làm bảng cho các trẻ em học bài. Hình tượng về rừng xà nu như người đàn ông, người cha khổng lồ che cho bầy con. Ấn tượng về cây xà nu như một khúc ca xanh, ngân nga trong lòng người đọc về một sức sống man dại mãnh liệt.

Xem thêm:  Bình giảng khổ thơ “Dốc lên khúc khuỷu…mưa xa khơi” trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng- Văn lớp 12
Loading…

Tác phẩm mở đầu bằng hình ảnh rừng xà nu bị đại bác của giặc tàn phá, thương đau và kết thúc là hình ảnh rừng xà nu nối tít tắp chạy tới tận cuối chân trời. Nguyễn Trung Thành đã sử dụng kết cấu đầu cuối hô ứng, biểu tượng cho cuộc sống đau thương nhưng kiên cường, bất diện của con người Tây Nguyên.

Hình ảnh rừng xà nu cuối tác phẩm hùng tráng và thơ mộng như phẩm chất và tinh thần quật khởi của đồng bào Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh chống đế quốc xâm lược.

Theo Hocsinhgioi.com

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *