Phân tích người vợ nhặt trong truyện ngắn cùng tên
Hướng dẫn
Phân tích người vợ nhặt trong truyện ngắn cùng tên
Người vợ nhặt là nhân vật có cùng tên với đoạn trích của Kim Lân, được viết trong bối cảnh nạn đói hoành hành khắp mọi nơi, người chết như ngả rạ. Nhưng nhen nhóm lên trong bối cảnh đầy u ám và buồn bã đó, thì lại nổi bật lên câu chuyện đẹp về tình yêu, về gia đình và về tương lai đầy hy vọng của những con người dân ngụ cư. Đi cùng với Tràng, bà cụ Tứ thì nhân vật thị trong vợ nhặt cũng để lại nhiều ấn tượng cho người đọc và đồng cảm sâu sắc từ phía độc giả.
Câu chuyện lấy đi cảm xúc của nhiều người và dẫn dắt độc giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Tinh huống truyện tưởng chừng như vô lý lại xuất hiện một cách tự nhiên như chưa từng có sự bất hợp lí nếu đi ra ngoài đời thật. Câu chuyện Tràng nhặt được vợ, hay nói cách khác, vợ Tràng theo không Tràng về sau mấy lần gặp gỡ đã khiến cho câu chuyện thêm phần lí thú và tạo nên điểm nhấn cũng như giá trị nhân văn cho toàn tác phẩm.
Người vợ nhặt xuất hiện trong đoạn trích cùng tên là một người phụ nữ bình thường và quen Tràng khi Tràng đẩy xe bò đi qua, hò mấy câu chơi cho đỡ mệt. Người phụ nữ đó trong thời kì đói kém loạn lạc, mấy lần gặp Tràng cũng vô cùng dạn dĩ và không tỏ ra mình là người sợ hệt hay xấu hổ. Thị gặp Tràng lần thứ hai thì đã trách vốn anh rồi ngồi vào bàn ăn một chập bốn bát bánh đúc. CÓ thể nói bây giờ điều mà thị có thể nghĩ đến là làm sao cho cái bụng của mình đừng cồn cào, cái đói khiến cho một người phụ nữ lẽ ra cần nhận thức rõ thân phận và con người của mình cũng vào ngồi ăn như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Người phụ nữ được đặt trong tình huống này dường như trở nên vô duyên giạn dĩ chẳng thể nghĩ ra điều gì khác là ăn và làm sao cho cái bụng không đói nữa.
Cái đói đã khiến cho khuôn mặt thị gầy như lưỡi cày và ngực lép xẹp, khuôn mặt u tối hẳn ra, không phủ nhận rằng, cái đói đã khiến cho con người khác đi hẳn. Tràng gặp thị, nghe thị trách móc nhưng không nhận ra mãi sau lờ mờ mới nhận ra bởi vì Thị khác quá. Cũng vì cái đói cho nên người ta mới cảm nhận được rõ rệt rằng mọi lời nói đều có giá trị. Tràng giả vờ nói bâng quơ rằng thị có về với Tràng không ai ngờ thị theo thật. Thị phó mặc cuộc đời mình vào tay một người đàn ông xa lạ. Biết đâu trong cơn nguy khó, Tràng lại có thể cứu rỗi đời thị một lần nữa. Chuyện bây giờ là làm sao để qua cơn đói nghèo, để cứu lấy thân chứ không phải chuyện duyên số hay lập gia đình. Chuyện đó còn dài lắm còn tùy thuộc vào ông trời nữa, chuyện như thế ai mà tính trước được.
Tưởng chừng Thị là một người phụ nữ táo bạo vô duyên nhưng thực chất cũng vô cùng e lệ và suy nghĩ như một người phụ nữ. Cắp thúng con theo Tràng về, nàng dâu mới cũng bẽn lẽn theo sau, khi bị trêu chọc cũng e thẹn như bao nàng dâu mới khác. Về đến nhà, khi được Tràng mời ngồi thị chỉ ngồi mớm ở giường, tay vân vê và bộ mặt lộ rõ vẽ đầy lo lắng. Chắc có lẽ thị nghĩ về cuộc sống mới của hai vợ chồng, rồi cuộc đời của thị sẽ đi đến đâu.
Thị cũng là một người vô cùng đảm đang và tháo vát. Khi về nhà Tràng, buổi sáng sớm tinh mơ, thị đã dậy sớm để cùng bà dọn dẹp và sửa sang lại căn nhà vườn tược. Dường như thị muốn vun vén cuộc sống của gia đình và bắt đầu môt cuộc sống mới. Thị cũng rất vui tính và hòa nhập nhanh với cuộc sống mới. trong bữa ăn, thị kể nhiều câu chuyện, có cả câu chuyện cướp kho thóc nhật, từ đó dấy lên bao niềm khát khao hi vọng tự do của những người dân nghèo khó.
Tóm lại xuất hiện trong tác phẩm của Kim Lân, người vợ nhặt hiện ra thật đáng thương khi rơi vào cảnh nghèo đói, không thể tự quyết định hạnh phúc của mình mà ngẫu nhiên trao trọn hạnh phúc của mình cho một người xa lạ rồi nhận lấy làm chồng. Tuy nhiên hình ảnh người vợ đó cũng ám chỉ cho những người phụ nữ điển hình trong xã hội cũ, dù hoàn cảnh nào cũng mạnh mẽ, bản lĩnh.