Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài -Văn lớp 12

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài -Văn lớp 12

Hướng dẫn

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài -Văn lớp 12

Bài làm

Tô Hoài là một nhà văn đa tài ông có khả năng viết lên những tác phẩm dành cho mọi lứa tuổi từ trẻ con tới người lớn. Như tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký đã gắn liền với tuổi thơ của bao nhiêu thế hệ Việt Nam. Mỗi tác phẩm của ông đều chứa đựng nhân sinh quan sâu sắc của ông.

Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” được tác giả viết sau một chuyến đi thực tế lên Tây Bắc. Đây là một trong những tác phẩm phác họa đậm chất cuộc sống của những người nông dân, lao động bất hạnh trong xã hội phong kiến. Cuộc sống của người dân khi phải chịu cảnh nô lệ, sống kiếp người nhưng không bằng con trâu, con bò.

Nhưng dù cuộc sống có khó khăn như thế nào thì những người nông dân lao động này vẫn khát khao sống, khát khao tự do, cởi bỏ trói buộc của đời mình.

Nhân vật A Phủ là một trong hai nhân vật chính trong tác phẩm, lấy được cảm xúc của người đọc. Tô Hoài đã phác họa A Phủ là một người nông dân ngay thẳng, chất phác không chịu được những điều chướng tai gai mắt. Anh mồ côi cha mẹ từ nhỏ sống một mình nên bản năng sinh tồn rất cao.

Năm A Phủ trưởng thành mười tám hai mươi tuổi gì đó người to khỏe mạnh như con trâu, sức vóc trai tráng vạm vỡ khiến nhiều cô gái trong làng bản mê A Phủ lắm, nếu cưới được A Phủ chẳng khác nào lấy được con trâu tốt.

Nhưng ngặt nỗi A Phủ không cha, không mẹ không nhà cửa ruộng vườn gì hết, nên các cô gái không dám lấy anh. Nên dù A Phủ được các cô để ý nhưng anh vẫn “Cô đơn một bóng đi về”

Loading…

Mùa xuân năm đó, A Phủ theo bạn bè đi chợ tình, thổi tiêu tìm bạn, do A Phủ và A Sử con nhà thống lý Pá Tra cùng thích một cô gái nên đã xảy ra mâu thuẫn. A Phủ đánh cho A Sử một trận làm cho A Sử nằm bẹp như một con gián. Nhưng sau đó, A Sử về nhà kể với cha mẹ, gia đình thống lý vốn là một gia đình giàu có, có địa vị trong bản nên lão thống lý Pá Tra đã huy động người làm đi bắt A Phủ về sử tội.

Nhờ thế lực, cộng người đông sức mạnh A Phủ đã bị người nhà thống lý bắt trói mang về đánh đập hết sức dã man. Chúng trói A Phủ vào một cái cột trong nhà bỏ anh đói khát, đánh anh tới mức thân tài ma dại, máu me đầy người, đầy mặt. Một hành động cậy quyền cậy thế hết sức man rợ của những kẻ có thế lực trong chế độ cũ.

Sau đó, chúng bắt A Phủ làm trâu ngựa, nô lệ trong nhà đó để phạt vì tội dám đánh con trai lão là A Sử trọng thương. Mặc dù trong cuộc xô xát chính A Sử là người ra tay trước và tỏ ra không chơi đẹp mới làm cho A Phủ phải đánh hắn. Nhưng lẽ phải chỉ đứng về phía những người có tiền và có quyền lực. A Phủ phải chấp nhận cảnh làm trâu bò, nô lệ cho nhà thống lý Pá Tra.

Trong nhà thống lý không chỉ có một mình A Phủ làm nô lệ chịu cảnh lầm than cơ cực. Mà còn một người con gái đó chính là Mị. Mị tuy mang tiếng là vợ A Sử nhưng thực chất chỉ là con dâu bắt nợ mà thôi, nhiều lần Mị định ăn lá ngón để tự tử nhưng nghĩ lại thương cha mẹ, sau khi cô chết đi rồi gia đình nhà thống lý sẽ hành hạ cha mẹ cô, nên cô lại thôi, đành nhắm mắt về làm vợ A Sử để trả nợ số tiền mà cha mẹ cô đã vay của họ.

Hàng ngày Mị sống lầm lũi như con rùa rụt cổ, suốt ngày làm quần quật từ sáng tới tối không được nghỉ ngơi. Nhiều lúc Mị nghĩ con trâu con ngựa làm còn có lúc tối đến nó được nghỉ ngơi ăn cỏ. Còn Mị và nhiều người đàn bà khác trong ngôi nhà này làm suốt từ sáng tới tối không lúc nào ngơi tay.

Cuộc sống tủi nhục cay đắng đã giết chết tâm hồn Mị. Mị tuy còn trẻ lắm cô cũng vô cùng xinh đẹp, tài giỏi thời chưa bị A Sử bắt về làm vợ, Mị có nhiều chàng trai thổi sáo đi theo lắm. Nhưng từ ngày về đây, tâm hồn Mị cằn cỗi, chết dần, chỉ còn thân xác vật vờ sống qua ngày mà thôi.

Rồi một hôm vào lễ hội mùa xuân, tiếng khèn gọi bạn vang xa, Mị lấy hũ rượu ra uống, hơi men đã ngấm khiến cho Mị không còn biết sợ nữa. Cô cảm thấy mình còn rất trẻ, mình có quyền đi chơi, nhiều người phụ nữ trong bản có chồng mà vẫn được đi chợ tình có sao đâu, nên Mị sửa soạn định đi, A Sử nhìn thấy dấu hiệu khác lạ của Mị hắn liền dùng đòn roi dập tắt nhưng, ngọn lửa đang cháy trong lòng Mị. Hắn đánh Mị dã man rồi trói Mị vào chiếc cột cạnh bếp, sau đó hắn bỏ đi chơi.

Hôm đó, cũng là ngày A Phủ đi chăn trâu nhưng không may bị lạc mất một con khiến cho gia đình thống lý tức giận đánh đập anh tàn nhẫn, rồi họ cũng trói anh vào một chiếc cột giữa nhà bỏ đói khát, trên người đầy vết thương.

Mị đã ngấm hơi men, hơi men ngấm tới đâu khát khao sống tự do, hạnh phúc của Mị lớn tới đó, Mị nghe tiếng gọi bạn ngoài kia mà lòng rạo rực. Rồi cô quyết định cắt dây thừng cởi trói cho mình. Sau đó, cô cắt dây trói cho A Phủ hai người cùng trốn đi tới một vùng miền khác nơi có những chiến sĩ cách mạng, có lá cờ Việt Minh vẫy gọi.

Nơi mà còn người lao động được sống kiếp con người không phải làm trâu, làm ngựa làm nô lệ cho những người có chức có quyền trong xã hội. Hai người họ đã kết thành một đôi cùng tìm thấy lý tưởng sống của riêng mình cùng đứng lên giải thoát cuộc đời của mình.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *