Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài-Văn lớp 12
Hướng dẫn
Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài-Văn lớp 12
Bài làm
Nhà văn Tô Hoài là một nhà văn đa tài, ông có thể viết nhiều tác phẩm cho mọi lứa tuổi khác nhau. Tuổi thơ của thiếu nhi Việt Nam chắc hẳn ai cũng nhớ tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký. Với lối viết dí dỏm tinh nghịch tác giả Tô Hoài đã đi sâu vào thế giới nội tâm của chú dế làm cho biết bao tâm hồn trẻ em xúc động.
Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nhà văn Tô Hoài đã viết lên câu chuyện tình yêu của hai con người hai mảnh đời được ghép lại đến với nhau trong hoàn cảnh nghiệt ngã, bị bóc lột đánh đập chẳng khác nào kiếp sống của con trâu con ngựa. Chính trong hoàn cảnh sống đó, hai số phận Mị và A Phủ đã tìm thấy tiếng nói chung, đã giải thoát cho nhau vào cùng nhau trốn chạy tìm chân trời hạnh phúc mới.
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ tuy trong tựa đề nhân vật A Phủ được nhắc tới như một nhân vật chính của cốt truyện, nhưng nếu như ai đã đọc tác phẩm này sẽ thấy Mị thật sự là một nhân vật quan trọng không thể thiếu của tác phẩm.
Tô Hoài đã vô cùng thành công khi xây dựng lên nhân vật Mị một cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, thời chưa bị bắt về làm con dâu gán nợ cho nhà thống lý Pá Tra, Mị được rất nhiều trai bản trong làng yêu thích, đi theo. Nhưng Mị vẫn chưa ưng cái bụng ai cả.
Rồi một hôm Mị bị A Sử con trai của thống lý Pá Tra bắt về làm con dâu theo tục lệ của người dân tộc vùng Mị ở. Nhưng suốt ba ngày bị giam giữ ở nhà thống lý Mị cương quyết không ăn cơm, không uống một giọt nước nào, bởi cô biết nếu ăn cơm, uống nước nhà thống lý thì sẽ phải ở lại làm dâu con nhà thống lý.
Cô không muốn lấy A Sử nên cương quyết nhịn đói, nhịn khát dù cho bờ môi khô cháy cả cổ họng. Hết ba ngày, Mị được thả cho về nhà, coi như việc bắt vợ của A Sử không thành, nhưng oái oăm thay khi Mị trở về nhà biết được rằng cha mẹ mình đã nợ nhà thống lý một số tiền nếu như Mị không đồng ý làm con dâu nhà họ thì nhà họ sẽ tới bắt tội cha mẹ cô.
Mị là người con có hiếu nên cô đã đồng ý làm vợ A Sử, quay trở về làm dâu nhà thống lý Pá Tra. Những ngày tiếp theo cuộc đời Mị phải sống trong tủi nhục đau đớn. Mị thường xuyên phải làm việc quần quần như con trâu con bò trong nhà chồng giàu có ấy.
Nhiều khi Mị nghĩ con trâu con ngựa còn sướng hơn Mị vì nó làm ban đêm còn được nghỉ ngơi ăn cỏ, còn đàn bà con gái trong nhà thống lý làm việc quanh năm suốt tháng, suốt ngày suốt đêm không được nghỉ tay.
Nhiều khi A Sử đi chơi về nhìn Mị ngứa mắt một việc gì đó lập tức trói Mị vào cái cột cạnh bếp và đánh Mị bỏ đói, bỏ khát Mị không hề thương xót người phụ nữ đầu ấp má kề với mình.
Có lần Mị buồn qua toan ăn lá ngón tự tử nhưng khi Mị cầm nắm lá ngón chạy về nhà gặp mẹ để nói lời chào từ biệt, thì mẹ cô ngăn cản bởi cô biết nếu mình chết đi thì gia đình nhà thống lý cũng không để cha mẹ cô được yên. Chính vì vậy, Mị lại quay trở về nhà người ta làm dâu, làm kẻ hầu người hạ trong nhà họ.
Cuộc sống cứ thế trôi đi, Mị ngày càng lầm lũi ít nói, cô như con rùa rúc đầu trong xó cửa, chỉ biết lầm lũi làm việc, không nói, không cười, sống một cuộc sống câm lặng qua ngày, chờ cho tới khi nào sức cùng lực kiệt và chết đi để được giải thoát.
Mị còn trẻ lắm, nhưng mặt lúc nào cũng buồn rười rượi, trên khuôn mặt xinh đẹp ấy chẳng khi nào có nổi một nụ cười. Cô ngồi trong xó bếp của nhà thống lý làm việc một cách âm thầm lặng lẽ, không quan tâm tới cuộc sống xung quanh mình.
Rồi mùa xuân năm đó, khi nghe tiếng kèn gọi bạn, trong người Mị cảm thấy có sự thay đổi. Mị nhớ ngày mình còn trẻ chưa bị bắt về làm dâu nhà thống lý, Mị cũng thường cùng các bạn đi chợ tình chơi, nhiều người phụ nữ có chồng con rồi vẫn đi chợ tình chơi đấy thôi. Mị lấy hũ rượu để trong nhà ra uống, uống vào hơn men mỗi lúc một ngấm nhiều hơn. Mị cảm thấy mình còn trẻ lắm, Mị muốn được đi chơi, Mị không muốn cứ sống cuộc đời lầm lũi như thế này mãi.
A Sử hôm đó đi chơi về nhìn thấy Mị uống rượu, cảm nhận được mầm mống của sự nổi loạn trong con người Mị nên nó đã đánh Mị bằng cái dây da thường thắt ở quần, rồi trói tay Mị vào chiếc cột nơi xó bếp Mị thường ngồi. Mị đứng đó với những vết thương trên người, hơi men vẫn chưa tan Mị muốn được đi chơi.
Trong gia đình nhà thống lý có một người con trai có hoàn cảnh gần như Mị đó là A Phủ. A Phủ là người đánh A Sử trọng thương do tranh chấp một cô gái ở chợ tình. Nhưng sau đó, gia đình thống lý nhờ thế lực của mình đã bắt trói A Phủ về làm nô lệ trừ nợ vì tội đánh A Sử trọng thương. A Phủ vốn không cha không mẹ, không người thân thiết, cuộc sống của anh lang thang, như con ngựa hoang vậy, nên khi anh bị gia đình thống lý xử ép làm nô lệ không có ai bênh vực anh.
Hôm đó, A Phủ đi chăn trâu cho nhà thống lý không may bị lạc mất một con trâu nên gia đình thống lý đánh đập anh rất dã man, rồi trói anh vào chiếc cột giữa nhà. Cùng một ngày hai con người bị đánh, bị trói, hoàn cảnh của họ thật sự đáng thương giống nhau. Họ đều chịu kiếp nô lệ, làm trâu làm ngựa cho thế lực giàu có trong bản.
Mị đã tìm cách tự cởi trói cho mình, tự giải thoát cho mình khỏi kiếp sống cầm tù, khi ở nhà thống lý. Nhưng chính giây phút cô sắp sửa chạy trốn thì Mị nhìn thấy A Phủ, cô đã cắt dây trói cho A Phủ rồi hai người cùng nhau bỏ trốn.
Hành động tự cởi trói cho mình và giải thoát cho A Phủ của Mị thể hiện hành động vùng lên của người nông dân lao động, khi bị dồn tới bước đường cùng thì con giun xéo mãi cũng quằn họ phải tìm cách vùng lên, giải thoát chính mình.
Mị là một nhân vật có sức sống tiềm tàng mãnh liệt, dù sức sống ý chí chiến đấu ấy có những lúc đã tưởng như bị ngủ quên trong con người cô nhưng nó không bao giờ chết hẳn, mà như đống tro âm ỉ cháy chỉ cần một mồi lửa có thể trở thành một đám cháy lớn.
Chính những giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức trái tim và sự sống của Mị, khi Mị nhìn thấy những giọt nước mắt chảy trên gò má xám xịt của người con trai lực lưỡng khỏe mạnh, nhưng phải cam chịu kiếp sống trâu ngựa, làm nô lệ cho nhà giàu thì Mị thật sự không thể chịu đựng được nữa.
Mị cảm thấy A Phủ đáng thương như cô vậy, cảm thấy cha con nhà thống lý Pá Tra là lũ độc ác. Chính sự đồng cảm của Mị dành cho A Phủ đã giúp hai người tìm đến với nhau rồi tự giải thoát chính mình.
Họ cùng nhau cao chạy xa bay tới vùng đất tự do, có sự hoạt động của những người cộng sản ở đó họ tìm thấy lý tưởng sống đích thực của đời mình.