Phân tích nhân vật người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Phân tích nhân vật người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Hướng dẫn

Loading…
  • Mở bài:

Người lái đò sông Đà trích từ tập tùy bút Sông Đà, in lần đầu năm 1960. Tác phẩm là kết quả của nhiều dịp Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958. Tác phẩm có sức sống lâu bền vì nó không đơn giản minh họa cho một chủ trương, chính sách mà bộc lộ những cảm xúc, suy ngẫm của nhà văn về cuộc sống, xã hội, con người; từ một thời mà nói đến được nhiều thời.

Với 15 bài tùy bút và một bài thơ ở dạng phác thảo, Tùy bút Sông Đà xứng đáng là một bản trường ca ca ngợi quê hương đất nước. Trong đó, Người lái đò Sông Đà là một trong những áng văn tiêu biểu nhất của tập Sông Đà, thể hiện những nét đặc sắc trong nghệ thuật tùy bút của Nguyễn Tuân.

Người lái đò trên dòng sông Đàlà nhân vật chính, được nhà văn khắc họa đậm nét mang đậm chất sử thi đồng thời là nhan vật chuyển tải ý đồ của nhà văn là phát hiện và ca ngợi chất vàng mười – “thứ vàng đã được thử lửa” ở tâm hồn những con người lao động, chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng.

  • Thân bài:

Ông vốn là người lao động rất bình thường, làm nghề chở đò tải hàng trên sông Đà – một công việc rất nguy hiểm, vất vả, một môi trường sống khắc nghiệt. Hằng ngày phải đối mặt với thiên nhiên hùng bạo, đấu tranh với nó để giành sự sống từ tay nó…

Chở đò trên sông Đà theo Nguyễn Tuân là một cuộc chiến đấu… Nguyễn Tuân đã khâm phục mà ghi lại một cuộc chiến đấu của ông đò trên chiến trường sông Đà để qua đó ngợi ca vẻ đẹp của người lao động trong cuộc sống chinh phục thiên nhiên.

Ông lái đò là người tinh thạo trong nghề nghiệp. Ông lão nắm vững qui luật khắc nghiệt của dòng thác sông Đà “nắm chắc quy luật của thần sông thần đá”. Ông thuộc lòng những đặc điểm địa hình của Sông Đà “nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào tất cả các luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”, Sông Đà “như một thiên anh hùng ca mà ông đò thuộc đến cả những cái chấm than, chấm câu và những đoạn xuống dòng”.

Ông là người trí dũng tuyệt vời và tài hoa. Ông sẵn sàng đối mặt với thác dữ, chinh phục “cửa tử”, “cửa sinh”, vượt qua trận thuỷ chiến với đá chìm, đá nổi, với những trùng vi thạch trận và phòng tuyến đầy nguy hiểm. Ông lái đò vượt qua bằng những hành động táo bạo và chuẩn xác. Ông hiện lên như một vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm:

Trùng vi thứ nhất, ông lái đò được Nguyễn Tuân khắc họa đúng là một người lao động, người chở đò lão luyện từng trải. Ở trùng vi này, thần sông dàn ra năm cửa đá thì có đến bốn cửa tử, cửa sinh duy nhất nằm sát bờ trái và huy động hết sức mạnh của sóng thác đánh vỗ mặt con thuyền.

Xem thêm:  Nghị luận câu nói:Nếu đời người là một đại dương bao la thì con người chỉ là một hạt nước nhỏ trong đại dương bao la đó
Loading…

Ông lái đò tỏ ra từng trải và dạn dày kinh nghiệm, thuộc lòng từng ngách đá, luông nước, nắm vững trận pháp của đá và nước để tìm ra cửa sinh. Đây mới chỉ là trùng vi đầu tiên, không gì có thể làm khó ông nhưng không phải vì thế mà ông chủ quan, khinh thường.

Với cánh tay cheo chắc chắn, chân bám chặt vào mạn thuyền lấy thế, nước phủ lên mặt, thúc vào mạn sườn, luồng sóng hung tợn “liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng và hông thuyền” nhằm làm ông phân tâm để mà nhấn chìm, phá nát con thuyền nhưng không thể làm ông nao lòng. Ông vẫn đứng sừng sững như bức tượng đồng đầy uy mãnh. Thậm chí chúng còn đánh đòn tỉa, đánh đòn âm… nhưng người lái đò bình tĩnh giữ chắc mái chèo giúp con thuyền “khỏi bị hất khỏi bờm sóng trận địa phóng thẳng vào mình”. Ngay cả lúc bị trúng đòn hiểm, mặt méo bệch đi nhưng ông vẫn tỉnh táo chỉ huy con thuyền trong chớp nhoáng lướt thuyền lướt đúng vào luồng sinh.

Trận chiến diễn ra ác liệt và cũng hết sức nhanh chóng. Con thuyền lao vào luồng nước rồi vụt qua lèn đá trôi tuột xuống bên dưới bình yên, mặc cho mặt nước hò reo khiêu khích.

Ở trùng vi thứ hai, ông lái đò giống như một vị tướng xả xung hữu đột, một người anh hùng trên mặt trận thủy chiến lắt lẻo hiểm nguy tướng dữ quân tợn. Ông đối đầu với kẻ thù bằng thái độ bình tĩnh, thông minh, nhanh nhẹn, dũng cảm, uy nghi,… Người lao động đã hiện lên trong tư thế một người anh hùng trí dũng trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên…

Vòng vây thứ 2 này, dòng sông đã thay đổi sơ đồ phục kích và cả chiến thuật, nhiều cửa tử hiện ra để đánh lừa con thuyền vào. Cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn, lệch cánh tay chèo nhằm làm khó ông lái. Nhưng ông đò đã “nắm chắc quy luật của thần sông thần đá” nên lập tức cũng thay đổi chiến thuật theo, nhận ra cạm bẫy của bọn thuỷ quân nơi cửa ải nước này. Lần này, ông không né tránh mà “đưa con thuyền cưỡi lên sóng thác”, “cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. “Nắm chắc được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo vào cửa đá ấy”.

Người lái đò tả xung, hữu đột như một chiến tướng dày dạn kinh nghiệm trận mạc có thừa lòng quả cảm đã đưa được con thuyền vượt qua tập đoàn cửa tử khiến cho những bộ mặt đá hung hăng dữ tợn phải xanh lè, thất vọng. Vị dũng tướng uy nghi đứng trên thuyền thách thức đoàn quân hung bạo đang gầm ghè, sôi sục. Ông cứ đưa tay lái, mạnh tay chống, bên trái, rồi bên phải, con thuyền chao đảo nhưng vẫn giữ được trận thế lúc khoan nhặt lúc lao nhanh cho kịp luông nước mở. Lòng sông âm u che giấu bí mặt nhưng đối với ông cứ rõ ràng trước mắt. Mỗi động tác đều hết sức chính xác đến cao độ. Cứ như ông chính là người làm chủ cuộc chiến này và đã nắm chắc phần thắng từ lúc mới bắt đầu vậy.

Xem thêm:  Dàn ý phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Trùng vi thứ ba, ông lái đò được Nguyễn Tuân khắc họa trong tư cách một nghệ sĩ tài hoa. Đến đây tác giả lại không miêu tả kĩ động tác chở đò, mà chỉ miêu tả hình ảnh con thuyền lướt nhanh như bay trên dòng sông…

Ông đối đầu với ghềnh thác cuồng bạo bằng sự tự tin, ung dung nghệ sĩ, ông lái đò tay lái linh hoạt, khéo léo, tài hoa như một nghệ sĩ trên sông nước: “ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”, “Vút, vút…thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước”.

Dưới bàn tay chèo lái điêu luyện của ông con thuyền đã hoá thành con tuấn mã hiểu ý chủ- khi thì khéo léo né tránh luồng sóng dữ, khi thì phóng thẳng vào cửa đá có ba tầng cổng “cánh mở, cánh khép”. Con thuyền như bay trong không gian, ông đò luôn nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn; bình tĩnh và hùng dũng ngay cả lúc bị thương.

Sự thanh thoát lao như tên bay của con thuyền qua các cửa đá, chứng tỏ tài nghệ chở thạch trận ít cửa tử hơn nhưng bên phải bên trái đều là luồng chết cả, cửa sinh lại nằm giữa lòng sông và bọn đá hậu vệ canh giữ. Nhưng ông đò không hề bất ngờ trước mưu mô hiểm độc của bọn chúng, tiếp tục chỉ huy con thuyền vượt qua trùng vây thứ 3. Ông lái đò thật là lão luyện, đạt đến trình độ tay lái ra hoa, điêu luyện. Từ ngữ dùng thật bất ngờ, sáng tạo, nhiều biện pháp tu từ, những từ ngữ tạo hình. Qua ba trùng vi thạch trận, Nguyễn Tuân đã hoàn thiện chân dung một người lao động trí dũng và tài hoa.

Vẻ đẹp khiêm nhường sau cuộc chiến: Ông lái đò vừa tài hoa, trí dũng vừa bình dị khiêm nhường. Đó chính là chất “vàng mười” trong tâm hồn con người Tây Bắc mà Nguyễn Tuân đã dày công kiếm tìm.

Quả như nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét: “chỉ người ưa suy xét, đọc nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức”. Đây là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật. Đọc Người lái đò sông Đà ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do một nhà văn tài năng. Lúc nào, văn Nguyễn Tuân cũng đầy nghịch lí, nhưng đó là cái cái nghịch lí dễ chịu và êm ái vô cùng. Người đọc liên tục bị thúc ép, bị khiêu khích, bị đưa vào những tình huống gây cấn, hồi hộp để rồi cuối cùng, khi đã vượt qua tất cả, nhà văn lại vỗ vai đồng hành trong nụ cười hài lòng.

Với vốn từ ngữ phong phú, nhất là vốn từ quân sự thích hợp để diễn tả cuộc giao tranh, cuộc chiến đấu của con người với thiên nhiên. “Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bỏng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa” (Nguyễn Đăng Mạnh). Những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng, khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên như một đứa trẻ, khi triết lí cao siêu như kiểu dạy đời, khi chân tình, mộc mạc như đang thủ thỉ, thì thầm.

Xem thêm:  Phân tích 8 câu thơ đầu trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu.

Xét về cấu trúc bề mặt, tùy bút của Nguyễn Tuân nói chung và Người lái đò Sông Đà nói riêng có sự phóng túng với nhiều liên tưởng tạt ngang, tạt dọc- những liên tưởng đa chiều. Trong bài tùy bút này, nhà văn đã xây dựng hai nhân vật: Sông Đà và người lái đò Sông Đà. Có lúc nhà văn nói đến dòng sông hung bạo, khi lại nói về người lái đò vượt thác, lúc trở về miêu tả dòng sông trữ tình thơ mộng, khi trần thuật, khi miêu tả, lúc trữ tình để bộc lộ tài hoa của mình, để thấy được hết sự sinh động đa diện của các hình tượng.

Nhưng thực ra, tác phẩm có một mạch ngầm văn bản rất chặt chẽ, ẩn sâu trong lối diễn đạt của Nguyễn Tuân. Điều đó được bộc lộ rất rõ qua những câu thơ được nhà thơ mượn để làm lời đề từ cho tác phẩm. Trước hết, mượn câu thơ của nhà thơ Ba Lan Wladyslaw Broniewski: “đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng” sông làm câu thơ đề từ, Nguyễn Tuân muốn ca ngợi Sông Đà như một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa đã ban tặng cho con người. Và bài tùy bút này của ông cũng như một công trình nghệ thuật ngôn từ – một sáng tạo độc đáo tài hoa mà Nguyễn Tuân tặng lại cho đời.

  • Kết bài:

Nguyễn Quang Bích cũng đã từng ca ngợi dòng sông Đà ấy một cách kinh ngạc: “Chúng thủy giai đông tẩu. Đà giang độc Bắc lưu”. Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con sông Đà khác, không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và vô cùng phức tạp. Nó có hai nét tnhs cahcs cơ bản đối lập nhau như tác giả đã nói: vừa hung bạo vừa trữ tình. Trên nền cảnh kì vĩ ấy, Ông lái đò, hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn đã chinh phục con quái vật ấy một cách tài tình. Quả thật, mượn cái nền thiên nhiên ác liệt, Nguyễn Tuân cũng chỉ muốn ca ngợi sức lao động của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, tìm lấy sự sống mà thôi.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *