Phân tích quan điểm của Nguyễn Khoa Điềm về bài thơ Đất nước

Phân tích quan điểm của Nguyễn Khoa Điềm về bài thơ Đất nước

Hướng dẫn

Loading…

Phân tích quan điểm của Nguyễn Khoa Điềm về bài thơ Đất nước

Bài làm

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta. Các tác phẩm của ông luôn chứa đựng những tâm tư, suy nghĩ của một tri thức trẻ cũng như ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. Tiêu biểu trong số đó chính là trích đoạn “ Đất Nước” nằm trong tác phẩm “ Mặt đường khát vọng” được viết năm 1971. Có một lần trong bài trả lời phỏng vấn Nguyễn Khoa Điềm đã từng nói: “ Tôi cố gắng thể hiện hình ảnh Đất nước gần gũi, giản dị. Đó là cách để đi vào lòng người, cũng là cách nhà thơ đi con đường riêng của mình không lặp lại người khác.” Quả thật, qua đoạn trích Đất nước, ta đã thấy rõ được quan điểm của ông.

Mở đầu đoạn trích tác giả đã giới thiệu và giải thích quá trình hình thành đất nước bằng những ngôn từ giản dị, gần gũi nhất:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”…

mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Loading…

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…

Bằng những từ ngữ thân thuộc, bình dị, Nguyễn Khoa Điềm đã gợi lên được một hình ảnh đất nước thân thương, giản dị. Đó không phải là khái niệm gì đó xa xôi, trìu tượng mà nó xuất phát chính từ những đồ dùng, vật dụng hay thói quen của dân tộc ta từ xưa đến nay. Đất nước được hình thành như một lẽ tự nhiên và tất yếu, từ khi sinh ra nó đã có, và cứ thế mà phát triền từ thời kì này qua thời kì khác. Tác giả không dùng những mốc thời gian, sự kiện lịch sử để nói lên quá trình đất nước được gây dựng mà thay vào đó là qua lời ru của mẹ “ngày xửa ngày xưa”. Đó là cách giới thiệu vừa gần gũi lại vừa dễ hiểu đối với bất kì, kể cả đối với những đứa trẻ. Xuyên suốt các giai đoạn lịch sử, đất nước luôn gắn liền với những thói quen, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đó chính là miếng trầu bà ăn, búi tóc mẹ bới hay trồng tre đánh giặc. Cha mẹ, ông bà ta chung sống với nhau ân trọng nghĩa tình, cùng nhau xây dựng, bảo vệ quê hương khỏi moi kẻ thù muốn xâm lăng.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về đức tính tự tin của con người ngữ văn 12

Truyền thống đánh giặc được các thế hệ đi trước thể hiện bằng tinh thần chiến đấu kiên cường, ý chí bất khuất, cũng như sự chịu khó, cần cù làm ăn nơi hậu phương. Cuộc sống dẫu có khó khăn vất vả, chỉ có “ gừng cay muối mặn” nhưng con người vẫn sống với nhau bằng những tình cảm đẹp nhất. Hình ảnh “ cái kèo, cái cột” hay hạt gạo phải xay, giã, dần, sàng là những hình ảnh quá đỗi quen thuộc đối với bất cứ người dân nào của Việt Nam, đó không chỉ là những vật vô chi vô giác mà đã trở thành những nét đẹp trong văn hóa Việt. Tựu chung lại, qua đoạn thơ ngắn ngủi này, Nguyễn Khoa Điểm đã giải thích được nguyên nhân cũng như quá trình phát triển của đất nước ta, nó gắn liền với những đồ dùng, những phong tục tập quán cũng như truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Đến đoạn thơ tiếp theo, tác giả đã cho ta thấy được hình ảnh đất nước trong tình cảm con người, tình yêu đôi lứa với nhau:

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất nước là nơi ta hò hẹn

Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Hình ảnh đất nước không chỉ hiện lên trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà nó còn trở nên đẹp đẽ trong mắt của những con người đang yêu nhau. Họ là những thanh niên tuổi đôi mươi, tràn trề sức sống và luôn ấp ủ những hoài bão. Tác giả đã cắt nghĩa hai từ “đất” và “nước” để cho ta thấy rõ hơn sự thiêng liêng của đất nước trong mỗi con người. Đó không phải là nơi nào đó quá xa xôi, kì vĩ mà là những nơi mà cả anh và em hàng ngày vẫn hay đến “ nơi anh đến trường”, “ nơi em tắm”, “nơi ta hẹn hò”. Đây có thể coi là một hình ảnh thể hiện sự tinh tế, độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, hai từ “ Đất nước” bị cắt ra làm đôi nhưng vẫn trọn vẹn và gắn kết với nhau.

Xem thêm:  Phân tích giá trị và ý nghĩa văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Ta còn thấy được hình ảnh đất nước trong hoài niệm, trong sự tiếp nối của những truyền thống đi trước:

“Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Đoạn trích này giống như một lời dặn dò mà tác giả muốn nhắn nhủ tới những thế hệ trẻ đi sau. Đó chính là phải biết tiếp nối bước chân cha anh đi trước, gây dựng mà phát triển đất nước. Để có được một cuộc sống bình yên như ngày hôm nay, rất nhiều người con, người lính của tổ quốc đã phải ngã xuống, chính vì vậy mà những người đang sống bây giờ phải có trách nhiệm “ sinh con đẻ cái”, gánh vác những phần mà người trước để lại.

phan-tich-quan-diem-cua-nguyen-khoa-diem-ve-bai-tho-dat-nuoc”>Phân tích quan điểm của Nguyễn Khoa Điềm về bài thơ Đất nước

Ta có thể thấy được sự độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm trong việc xây dựng một hình ảnh đất nước thân thuộc gần gũi đó chính là dựa trên chất liệu dân gian kết hợp với hiện tại. Ở trên, ông dùng những phong tục tập quán, những truyền thống tốt đẹp để nói về Đất nước, ở dưới, ông lại gắn Đất nước trong trách nhiệm của những người trẻ. Ông không bao giờ quên công lao của những người đi trước và luôn dặn dò thế hệ sau phát tiếp tục cố gắng, phát triển Đất nước:

Xem thêm:  Bình luận về tình yêu qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

“Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra đất nước”

Điều độc đáo, khác biệt của Nguyễn Khoa Điềm so với những nhà thơ khác nói về đất nước đó chính là giọng văn chính luận kết hợp với những câu thơ trữ tình lắng đọng. Ẩn sau những câu thơ cảm xúc là những vốn sống, văn hóa là những chân lí chẳng thể nào sai:

“Đất nước này là đất nước của nhân dân

Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại.”

Hai câu thơ tuy ngắn nhưng đã thể hiện được nét tinh tế, nét riêng của Nguyễn Khoa Điểm, đó chính là kết hợp giữa những giá trị dân gian và những giá trị thực tại: đất nước của nhân dân và đất nước của ca dao thần thoại. Hai trường phát định nghĩa khác nhau nhưng tựu chung lại vẫn cho thấy được một hình ảnh đất nước gắn kết, thân thương.

Qua đoạn trích “ Đất nước”, ta đã thấy được ý kiến của Nguyễn Khoa Điềm là hoàn toàn chính xác và tinh tế. Ông đã thể hiện được một hình ảnh đất nước mới lạ nhưng cũng rất thân thương, quen thuộc.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *