Phân tích sức sống tiềm tàng của Mỵ và A Phủ

Phân tích sức sống tiềm tàng của Mỵ và A Phủ

Hướng dẫn

Loading…

Phân tích sức sống tiềm tàng của Mỵ và A Phủ

Bài làm

Tô Hoài đã xây dựng thành công được tác phẩm Vợ Chồng A Phủ với nhiều chi tiết hấp dẫn, nó phản ánh sâu sắc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm, qua đó làm nổi bật lên sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ và A Phủ trong tác phẩm.

Mỵ là người con gái hiền lành, có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, người luôn hết mình vì cha mẹ, là người có tài thổi sáo hay, ngay trong đầu tác phẩm, tác giả đã miêu tả một con người hiền lành, chất phác, phải chịu cảnh gán nợ. Khi sang nhà thống lý Pa Tra cô trở thành người lầm lũi, suốt ngày quanh quẩn làm việc, cuộc sống của cô như đang bị bó buộc vào cuộc sống nơi đây. Mấy lần định ăn lá ngón tự tử, nhưng vì tấm lòng với cha mà cô lại thôi.

Bị áp bức, bóc lột, bị hành hạ về thân xác và tâm hồn nhưng cô vẫn nảy nở lên niềm tin, trong đêm xuân cô mong ước những năm tháng được đi chơi, cô được giới thiệu là người thổi sáo hay, chính vì thế cô đang mong ước những năm tháng còn được đi chơi,tâm hồn của cô đang mở ra hướng tới một cuộc sống khác hơn, Mỵ được đi chơi, được sống những năm tháng khác hơn. Khi sắm sửa đi chơi cô bị A Sử bắt lại, lúc này hiện thực lại ùa về với cô, tâm hồn cô đau khổ, lầm lũi, khi bị hành hạ cả về thể xác lấy tinh thần. Nhưng với sức sống tiềm tàng của mình cô vẫn sống, cố gắng vượt qua.

Xem thêm:  Suy nghĩ về câu:“Sự tôn trọng có được không phải là món quá ban phát. Muốn được người khác tôn trọng, bạn phải tự mình kiếm lấy” – Ngữ văn 12

Trong đêm tình mùa đông, sức sống này thực sự được trỗi dạy, khi thấy A Phủ bị trói trong nhà thống lý, Mỵ vẫn dưng dưng thế nhưng khi nhìn thấy giọt nước mắt Mỵ bắt đầu trỗi dạy sức sống vượt qua thế lực cường hào. Mỵ ra cởi trói cho A Phủ, lúc ấy Mỵ tỉnh giấc và trỗi dạy một niềm tin lớn lao. Bị áp bức nhưng sức sống tiềm tàng của hai nhân vật này thật đáng khen ngợi.

A Phủ vốn là chàng trai khỏe mạnh, làm thuê cho nhà thống lý, đi chăn bò bị mất bò nên bị nhà thống lý Pá Tra trói lại. Chàng cũng bị áp bức, bóc lột, những hành động của A Sử với A Phủ như: “ chạy vụt ra, vung tay ném con quay, xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo, xé, đánh tới tấp”. tất cả những điều này đã thể hiện sự áp bức, của bọn cường hào phong kiến mạnh đến mức nào, những hành động đó thể hiện sự mất nhân tính của bọn cường hào, bạo chúa, bọn chúng áp bức, bóc lột nhân dân ta, áp bức những người lao động nhỏ bé.

Sức sống của hai người này cực kỳ đáng khen ngợi, cả hai người đều mong muốn thoáy khỏi gia đình nhà thống lý Pa Tra, tất cả những hành động vô nhân tính của gia đình thống lý cần phải bị trừng trị, Mỵ mấy lần định tử tử, A Phủ đã có ý định chạy trốn nhưng rồi vẫn bị nhà thống Lý trói chặt hơn. Tất cả những hành động này biểu hiện sự đấu tranh lấy cuộc sống mới.

Xem thêm:  Nêu ý nghĩa nhan đề bài Chiếc Thuyền Ngoài Xa
Loading…

Thế nhưng chính chi tiết giọt nước mắt đã biểu hiện chi tiết, rõ nét được toàn bộ câu chuyện, những hình ảnh đó hiện lên sâu sắc, chi tiết này được tác giả miêu tả với dụng ý, tình yêu thương sẽ thức tỉnh tâm hồn, là sức mạnh để họ có thể vượt qua những khó khăn, gian nan trong cuộc sống của mình. Chính sự quyết tâm vượt qua mọi sự trở ngại mà hai người đã thoát khỏi cuộc sống bị đầy đọa, tìm được hạnh phúc thực sự cho mình.

Tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm sâu sắc, phản ánh giá trị hiện thực, qua đó nói lên được tâm hồn của họ, qua cách thể hiện tinh tế, mỗi chi tiết đều mang những giá trị sâu sắc qua cách miêu tả để nhằm nói lên được tinh thần sống mãnh liệt của Mỵ và A Phủ trong cảnh sống cảnh bị áp bức, bóc lột của thế lực cường hào.

Nguồn: Tài liệu trực tuyến

Theo Hocsinhgioi.com

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *