Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Hướng dẫn

Loading…

Ý nghĩa và giá trị truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

  • Mở bài:

Nguyễn Minh Châu (1930- 1989) là nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trước năm 1975- ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn. Từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh, thuộc số những nhà văn tiên phong của nước ta thời kì đổi mới. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm xuát sắc của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn sau giải phóng, đổi mới nền văn học nước nhà.

  • Thân bài:

Chiếc thuyền ngoài xa viết năm 1983 in đậm phong cách tự sự- triết lí của Nguyễn Minh Châu. Với ngôn từ dung dị đời thường, kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

Câu chuyện kể theo những gì trong thấy của nhân vạt Phùng, một nghệ sĩ nhiếp ảnh. Để có tấm lịch nghệ thuật, Phùng tới vùng biển từng là chiến trường cũ của anh. Sau nhiều ngày “phục kích”,anh đã phát hiện và chụp được “một cảnh đắt trời cho”- đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa ẩn hiện trong sương mù. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh hết sức kinh ngạc chứng kiến cảnh gã chồng vũ phu đánh người vợ dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh lại cha mình.

Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn, lần này Phùng đã ra tay can thiệp… Theo lời mời của chánh án Đẩu- một người đồng đội cũ của Phùng- người đàn bà hàng chày đến tòa án huyện. Tại đây, người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lý do giải thích cho sự từ chối trên.

Rời vùng biển, Phùng có tấm ảnh được chọn vào bộ lịch năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh đen trắng, anh đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ cũng nhìn thấy hình ảnh người đàn bà nghẻo khổ, lam lũ bước ra từ bức tranh.

Chủ đề tác phẩm thể hiện sâu sắc ngay trong nhan đề. Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa mang lại vẽ đẹp hoàn mỹ cho một tấm ảnh. Chiếc thuyền khi đến gần là hiện thân của cuộc đời lam lũ, cả những éo le, trái ngang và nghịch lý trong cuộc sống.

Xem thêm:  Em hãy Viết một bức thư cho người thân trong gia đình của em.

Hình tượng chiếc thuyền ngoài xa chính là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Cần phải có một khảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật. Cũng phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời.

Các nhân vật trong truyện

Nhân vật người đàn bà hàng chài:

Loading…

Về lai lịch: Người đàn bà vốn xuất thân từ con nhà khá giả, trạc ngoài 40 tuổi. Chị không có tên riêng, tác giả chỉ gọi chị là “người đàn bà” một cách phiếm chỉ.

Về ngoại hình: Thô kệch, xuất hiện “là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa, “tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới…”. Ngoại hình xấu xí, gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ.

Về số phận: người đàn bà có số phận bất hạnh, đáng thương. Chị suốt đời lam lũ, nghèo khó. Thường xuyên bị chồng hành hạ, đánh đập nhưng âm thầm nhẫn nhục chịu đựng “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” … “không kêu, không chống trả, không tìm cách trốn chạy”. Phải gửi con trai đi xa để ngăn nó chống lại bố.

Về phẩm chất, tính cách: Người đàn bà là người mẹ thương con. Chị không từ bỏ chồng, chị cần một người cha cho các con. “Qúy tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó” bởi: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình!”.

Không muốn con chứng kiến nổi đau của mình: “Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão …đưa tôi lên bờ mà đánh…”. Chị đau đớn khi con nhìn thấy cảnh chị bị đánh đập, hành hạ: “Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó, lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để rồi lại ôm chầm lấy”. Chị hạnh phúc khi nhìn thấy các con được ăn no “vui nhất là lúc ngồi nhìn đan con tôi chúng nó được ăn no”.

Người đàn bà là người nhân hậu, giàu lòng vị tha. Thấy hoàn cảnh sống của mình: “Giá mà tôi đẻ ít, hoặc chúng tôi sắm được chiếc thuyền rộng hơn…ông trời làm biển động… cả nhà vợ chồng, con cái ăn toàn cây xương rồng luộc chấm muối”. Chị đau đớn nhưng chị không oán hận chồng. Chị hiểu anh ta cũng chỉ la nạn nhân của hoàn cảnh sống khốn khó, cũng cần được cảm thông sẻ chia.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 12: Quá trình văn học và phong cách văn học

Người đàn bà ;à người sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Chị hiểu chồng: vốn một người hiền lành do cuộc sống nghèo khó, cay cực đã trở thành một người vũ phu tàn bạo “lúc nào khổ quá lại lôi vợ ra đánh”. Có cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ nhưng biết chắt chiu những hạnh phúc nhỏ nhoi.

Người đàn bà tội nghiệp ấy chính là hiện thân cho những mảnh đời tăm tối cơ cực, thấp thoáng hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam giàu lòng nhân hậu, giàu đức hy sinh, là hạt ngọc ẩn khuất trong cái lấm láp, lam lũ đời thường.

Nhân vật người chồng vũ phu:

Gã vốn là một “anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm”. Cuộc sống đói nghèo, lam lũ đã in hằn lên dáng vẽ khắc khổ của người đàn ông: “mái tóc tổ quạ”, “chân đi chữ bát”… “hai con mắt đầy vẽ độc dữ”.

Cuộc ssongs khốn khó đã biến ông ta thành một người chồng vũ phu, gã đàn ông độc ác: cứ khi nào thấy khổ quá là lão đánh vợ, đánh như để giải tỏa uất ức, trút cho sạch nỗi tức tối, buồn phiền “chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà …”.

Người chồng vừa là nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt, vừa là thủ phạm gây ra bao đau khổ cho chính người thân của mình a cần được giáo dục, giúp đỡ.

Chị em thằng bé Phác

Phát  là một cậu bé giàu tình yêu thương mẹ. Nhưng cũng giống như Đẩu, Phùng, nó mới chỉ nhìn thấy cha ở khía cạnh độc ác, tàn nhẫn mà chưa hiểu được “lẽ đời”. Phát là hình ảnh tiêu biểu của những đứa trẻ trong gia đình có nạn bạo hành.

Chị của Phát là một cô bé yếu ớt mà can đảm: cô bé đã phải vật lộn để tước đoạt con dao trên tay thằng em trai, không cho nó làm một việc trái với luân thường đạo lí. Chính co bé là điểm tựa vững chắc cho mẹ: Cô hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến tòa án huyện.

Hai chị em là nạn nhân đáng thương trong một gia đình mà bố và mẹ không hòa thuận.

Nhân vật chánh án Đẩu:

Chánh án Đẩu là người đại diện cho luật pháp; có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lý. Đẩu mới nhìn cuộc đời ở một phía, anh chưa thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân. Câu chuyện của người đàn bà đã làm cho Đẩu “bừng ngộ”: “Có một cái gì đó vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công…”.

Xem thêm:  Phân tích tình huống truyện độc đáo trong bài Vợ nhặt của Kim Lân

Nhân vật Phùng:

Phùng là một nghệ sĩ giàu tâm huyết, yêu cái đẹp. Phát hiện được vẽ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa  là một phát hiện để đời trong sự nghiệp nhieps anh của anh. Nó khiến anh thực sự rung động trước vẽ đẹp “Trong trái tim tôi … trong ngần của tâm hồn”.

Phùng là người có trái tim nhân hậu: Căm ghét hành động vũ phu của người chồng, thương xót cho nổi đau tủi nhục của người vợ, người mẹ làng chài, không thể làm ngơ trước bạo hành của cái ác.

Anh cũng là người nghệ sĩ luôn trăn trở, tìm tòi khám phá giá trị đích thực của cuộc sống, con người…a nhận ra nhiều điều về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

Nguyễn Minh Châu đã xây dựng tình huống độc đáo bằng tình huống nhận thức,có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp làm cho câu chuyện trở nên gần gũi chân thực và có sức thuyết phục. Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị, sâu sắc, đa nghĩa.

  • Kết bài:

Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất sự thật sau vẻ bên ngoài của hiện tượng. Cách khắc họa nhân vật, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp phần làm nổi bật chủ đề- tư tưởng của tác phẩm.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *