“Sinh ra trong nghèo khó không phải là cái tội. Nhưng nếu bạn chết đi trong nghèo khó thì đó là lỗi của bạn” (Bill Gates) và ý kiến của em – Ngữ văn 12
Hướng dẫn
Văn nghị luận xã hội
Đề bài
Bill Gates nói: “Sinh ra trong nghèo khó không phải là cái tội. Nhưng nếu bạn chết đi trong nghèo khó thì đó là lỗi của bạn”.
Viết bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về vấn đề trên.
Hướng dẫn làm bài
Đề bài yêu cầu thí sinh phân biệt hai vấn đề: sinh ra trong nghèo khó và chết đi trong nghèo khó; bàn luận về trách nhiệm của con người trong việc vượt thoát khỏi hoàn cảnh nghèo khó của chính mình, cần trả lời được các câu hỏi cơ bản: Con người có được, chọn cha mẹ, chọn hoàn cảnh mà mình được sinh ra hay không? Sinh ra trong nghèo khó có phải là cái tội? Giữa việc sinh ra trong nghèo khó và có một cuộc sống nghèo khó khác nhau như thế nào? Con người có thể chọn cho mình một cách sống hay không? Nếu bạn chết trong nghèo khó thì lỗi của bạn hay của ai? Cần làm gì để không vấp phải lỗi lầm, theo cách nói của Bill Gates?
Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:
– Có người nói: “Nghèo là một cái tội”. Câu nói hàm ý rằng, nghèo thì phải chấp nhận thua thiệt, nhỏ bé trong xã hội. Nhưng ở đây có hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, cần phân biệt rõ: Sinh ra trong nghèo khó và sống, chết trong nghèo khó. Con người không có quyền chọn nơi mình sinh ra nhưng có quyền chọn cho mình cách sống. Vì vậy, sinh ra trong nghèo khó không có nghĩa kết cục tất yếu là cả đòi sống và chết trong nghèo khó. Tuy nhiên, nếu sống suốt cuộc đòi mà bạn vân chết trong nghèo khó thì lôi lầm là từ phía bạn. Câu nói của Bill Gates: “Sinh ra trong nghèo khó không phải là cái tội. Nhưng nếu bạn chết đi trong nghèo khó thì đó là lỗi của bạn” gợi cho chúng ta suy nghĩ: cần phải xem xét lại trách nhiệm của mình đối với chính cuộc đời mình.
– Nghèo khó là tình trạng tuy con người phải lao động hết sức cực nhọc nhưng đồng tiền kiếm được vẫn không đủ để đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như ăn, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục… Tình trạng đó khiến người ta có thể bị suy giảm sức khoẻ, ốm đau, bệnh tật, mù chữ, thất học. Người nghèo khó có thể bị ngược đãi, đánh đập, hoặc không có tiếng nói quyết định trong các công việc chung của cộng đồng cũng như các công việc liên quan đến chính bản thân họ. Những người nghèo vì thế, rất dễ bị tổn thương.
– Sinh ra trong nghèo khó không phải là một cái tội. Con người sinh ra không được chọn cha, chọn mẹ, chọn hoàn cảnh gia đình giàu sang phú quý. Nhưng trên tất cả, được có mặt trên cuộc đời này là một niềm hạnh phúc lớn lao không gì so sánh được. Hơn nữa, nghèo về tiền bạc, của cải không phải là cái nghèo đáng sợ nhất. Một con người toàn diện, ngoài tiền tài còn phải hội tụ nhiều yếu tố như: có sức khoẻ, có ý chí, nghị lực, có tư duy, có tình cảm, có các mối quan hệ xã hội tốt… Sinh ra trong giàu có về vật chất nhưng yếu về sức khoẻ cũng khó có thể sống vui vẻ, hạnh phúc. Cha mẹ cho rất nhiều tiền nhưng tinh thần, ý chí bạc nhược, yếu đuối thì trước sau gì cũng rơi vào phiền não. Nghèo về kiến thức, thiếu kém về văn hoá thì dù là một đại gia vẫn bị xếp vào hàng trọc phú. Vì vậy, nghèo về ý chí, tư duy, hoài bão; nghèo về kiến thức và hành động mới là cái nghèo đáng sợ nhất.
– Hoàn cảnh nghèo khó là thử thách giúp con người đi đến thành công. Đối vói những con ngưòi giàu ý chí, nghị lực và sức sáng tạo, sụ nghèo khó không phải là lực cản mà ngược lại, là động cơ thôi thúc họ phấn đấu để vươn tới những gì họ đang thiếu và mong muốn. Nhiều nhà tỉ phú thành công trên thế giới đều xuất thân từ gia đình nghèo khó. Steve Jobs, cha đẻ của Apple sinh ra là trẻ mồ côi, được một cặp vợ chồng không mấy khá giả bang California nhận về làm con nuôi và ông từng bỏ ngang đại học vì không đủ tiền đóng học phí. Michael Dell, người sáng lập đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn sản xuất máy tính nổi tiếng thế giới Dell từng là người phục vụ, chuyên rửa chén đĩa trong một nhà hàng Trung Quốc với mức lương 2,3 USD /giờ… Nếu không sinh ra và lớn lên trong gia cảnh nghèo khó, những nhà tỉ phú trên chưa hẳn đã tìm được động lực để thay đổi cuộc đời họ. Với họ, nghèo khó không phải là một cái tội mà là một động lực thôi thúc họ có ước mơ, hoài bão và phấn đấu không ngừng nghỉ để thành công.
– Không thể lấy hoàn cảnh nghèo khó để đổ lỗi hay nguỵ biện cho sự lười biếng, dựa dẫm, thiếu ý chí và nghị lực của mình. Mỗi khi công việc không thành, mục tiêu không đạt được, con người thường hay đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho số mệnh, ít khi tự kiểm điểm nghiêm khắc bản thân. Người ta than thở rằng, vì nghèo mà họ không có điều kiện để học giỏi, vì nghèo nên phải đi ăn xin, thậm chí ăn cắp để tồn tại, vì nghèo nên bị người khác coi thường, xa lánh, bạo hành… Những điều đó có phần đúng, nhưng không phải là lí do chính đáng. Trong thực tế, nhiều người nghèo vẫn tự lao động kiếm sống và thành công. Trừ trẻ em, những người bất hạnh do bệnh tật, tật nguyền bẩm sinh, còn lại, con người phải tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính mình, đồng thời đóng góp một phần nào đó cho những người khác. Cuộc sống có thách thức nhưng cũng có cơ hội. vấn đề là con người có chủ động để vượt qua thử thách, nắm bắt cơ hội để thoát nghèo và trở nên giàu có hay không.
– Thay vì ngồi than thở “nghèo là một cái tội”, hãy xem “nghèo” là một thử thách, thậm chí có khi là động lực để ta có hành động vượt lên. Hãy thoát khỏi lối tư duy rập khuôn, máy móc; hãy làm giàu vốn kiến thức của chính mình, hãy làm như những người giàu – chịu khó học hỏi, tìm tòi và sẵn sàng chấp nhận cái mới, sự thay đổi; hãy đừng âm thầm chịu đựng hoàn cảnh rồi đổ lỗi cho hoàn cảnh và số mệnh; hãy hành động nhiều hơn lí luận và triết lí. Thay vì khinh miệt người nghèo, đố kị vói người giàu, hãy xem làm giàu chân chính cũng là một nghĩa vụ cao cả đối với gia đình, quê hương, Tổ quốc.