Soạn bài lớp 12: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Soạn bài lớp 12: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Hướng dẫn

Loading…

Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Soạn bài lớp 12: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn hiểu thế nào là một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí, cách làm một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí. Với tài liệu này, các bạn học sinh sẽ chuẩn bị bài trên lớp hiệu quả hơn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo.

Soạn bài Tây Tiến

Soạn bài lớp 12: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX

Soạn bài lớp 12: Ôn tập nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội về câu nói truyền cảm hứng của Tổng thống Barack Obama

Soạn bài lớp 12: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

I. Tìm hiểu chung

1. Khái niệm

Loading…
  • Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời
  • Tư tưởng đạo lí trong cuộc đời bao gồm:
    • Lí tưởng (lẽ sống).
    • Cách sống.
    • Hoạt động sống.
    • Mối quan hệ giữa con người với con người (cha mẹ, vợ chồng, anh em, và những người thân thuộc khác) ở ngoài xã hội có các quan hệ trên dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè….

2. Yêu cầu làm bài văn về về tư tưởng đạo lí

a. Hiểu đựoc vấn đề cần nghị luận, ta phải qua bước phân tích, giải đề, xác định được vấn đề, với đề trên đây ta thực hiện.

  • Hiểu được vấn đề nghị luận là gì?
    • Ví dụ: “Sống đẹp là thế nào hỡi bạn”
    • Muốn tìm thấy các vấn đề cần nghị luận, ta phải qua các bước phân tích, giải đề xác định được vấn đề, với đề trên đây ta thực hiện.
  • Thế nào là sống đẹp?
    • Sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, phù hợp với thời đại, xác định vai trò trách nhiệm.
    • Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú và hài hoà.
    • Có hành động đúng đắn.
Xem thêm:  Bình giảng bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão

Suy ra: Sống đẹp là sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, cá nhân xác định được vai trò trách nhiệm với cuộc sống, có đời sống tình cảm hài hoà phong phú, có hành động đúng đắn. Câu thơ nêu lên lí tưởng và hành động và hướng con người tới hành động để nâng cao giá trị, phẩm chất của con người.

b. Từ vấn đề nghị luận xác định người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí bàn bạc, so sánh bãi bỏ nghĩa là áp dụng nhiều thao tác lập luận.

c. Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề.

d. Yêu cầu vô cùng quan trọng là người thực hiện nghị luận phải sống có lí tưởng và đạo lí.

3. Cách làm bài nghị luận

a. Bố cục: Bài nghị luận về tư tưởng đạo lí cũng như các bài văn nghị luận khác gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

b. Các bước tiến hành ở phần thân bài: phụ thuộc vào yêu cầu của thao tác những vấn đề chung nhất.

II. Củng cố

III. Luyện tập

Câu 1: Vấn đề mà Nê -ru, cố Tổng thống Ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện ở con người.

  • Dựa vào đây ta đặt tên cho văn bản là: Văn hoá con người.
  • Tác giả sử dụng các thao tác lập luận.
    • Giải thích + chứng minh.
    • Phân tích + bình luận.
    • Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và văn hoá”: Giải thích + khẳng định vấn đề (chứng minh).
    • Những đoạn còn lại là thao tác bình luận.
    • Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh.

Câu 2: Sau khi vào đề bài viết cần có các ý:

* Hiểu câu nói ấy như thế nào?

Giải thích khái niệm:

  • Tại sao lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, vạch phương hướng cho cuộc sống của thanh niên ta và nó thể hiện như thế nào?
  • Suy nghĩ:
    • Vấn đề cần nghị luận là đề cao lí tưởng sống của con người và khẳng định nó là yếu tố quan trọng làm nên cuộc sống con người.
    • Khẳng định: đúng.
    • Mở rộng bàn bạc.
  • Làm thế nào để sống có lí tưởng?
  • Người sống không có lí tưởng thì hậu quả sẽ ra sao?
  • Lí tưởng của thanh niên ta hiện nay là gì? Ý nghĩa của lời Nê-ru.
  • Đối với thanh niên ngày nay?
  • Đối với con đường phấn đấu lí tưởng, thanh niên cần phải như thế nào?
Xem thêm:  Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề thi số 9

IV. Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trang 20 SGK Văn 12

Câu 1. Đọc kĩ đoạn văn của J. Nê-ru để xác định câu trả lời cho những câu hỏi bên dưới:

a) Vấn đề mà J. Nê-ru đưa ra để nghị luận là gì? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho văn bản.

– Vấn đề mà Nê-ru cô Tổng thống Ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện của văn hoá ở con người.

– Có thể đặt tên cho văn bản là: Bàn về văn hoá của con người.

b. Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào, nêu ví dụ

– Tác giả sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.

Ví dụ (Về thao tác giải thích):

“Văn hoá có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không? Có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không? Văn hoá có phải là khả năng hiểu được bản thân mình và hiểu được người khác, là khả năng làm người khác hiểu được mình không? Tôi nghĩ rằng văn hoá là tất cả những cái đó.”

+ Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và văn hoá”: Giải thích và khẳng định vấn đề (chứng minh).

+ Những đoạn còn lại là thao tác phân tích, nghị luận.

c. Cách diễn đạt trong văn bản trên có gì đặc sắc?

Xem thêm:  Ý nghĩa thực sự ở cuộc sống là ở chỗ dám hành động (K.Marx) Anh / chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

Nét đặc trưng trong diễn đạt:

+ Dùng câu nghi vấn để thu hút + Lặp cú pháp và phép thế + Sử dụng phép diễn dịch – quy nạp + Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh.

Câu 2. Nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của con người (từ câu nói của nhà văn L. Tôn-xtôi)

a. Khái niệm “Lí tưởng”

– Lí tưởng là ước mơ cao đẹp nhất, là hình ảnh tuyệt vời về một con người kiểu mẫu, một xã hội hoàn hảo, là biểu tượng trong sáng hoàn thiện, hoàn mĩ của cuộc sống mà cá nhân tự xây dựng cho bản thân mình và xem như mục đích để vươn tới. Lí tưởng là lẽ sống, là mục tiêu phấn đấu thu hút mọi hoạt động của cả đời người.

b. Vai trò của lí tưởng:

– Khát vọng chi phối sự phấn đâu

– Hướng tới cái đẹp hoàn thiện

– Vẫy gọi người ta vươn tới

– Tạo niềm lạc quan và tự do trong hành động

“Người nào không biết ngày mai mình sẽ làm gì, thì người đó là kẻ khốn khổ ” (M. Gor-ki).

c. Thái độ

d. Lí tưởng của cá nhân và con đường phấn đấu cho lí tưởng ấy

Không ngừng học tập, tu dưỡng và hành động.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *