Suy nghĩ về câu:“Sự tôn trọng có được không phải là món quá ban phát. Muốn được người khác tôn trọng, bạn phải tự mình kiếm lấy” – Ngữ văn 12

Suy nghĩ về câu:“Sự tôn trọng có được không phải là món quá ban phát. Muốn được người khác tôn trọng, bạn phải tự mình kiếm lấy” – Ngữ văn 12

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận xã hội về sự tôn trọng

Đề bài

Trên môt loạt áp phích được treo trang trọng tại nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo có dòng chữ: “Sự tôn trọng có được không phải là món quá ban phát. Muốn được người khác tôn trọng, bạn phải tự mình kiếm lấy”.

Anh (chị) hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lời khuyên ấy.

Hướng dẫn làm bài:

Thực chất vấn đề câu hỏi đưa ra là: Giá trị cá nhân của mỗi một con người được đưa đến từ đâu? Ai là người có thể giúp ta khẳng định được mình trong cuộc sống? Cần đặc biệt chú ý các cụm từ: sự tôn trọng, món quà ban phát, tự mình kiếm lấy. Ngoài việc phải giải thích cụm từ sự tôn trọng, cũng cần chỉ ra được nghĩa bóng của hai cụm từ còn lại. Bài viết cần có được sự liên hệ cá nhân sâu sắc, hướng đến xác lập một phương châm sống tích cực, rõ ràng.

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

– Ai sống ở trên đời mà chẳng muốn được khẳng định mình và được người đời tôn trọng. Được tôn trọng quả là hạnh phúc. Nó là dấu hiệu hiển nhiên chứng tỏ ta có một giá trị nhất định giữa cộng đồng. Tuy nhiên, đúng như điều đã ghi trên một tấm áp phích hay được chọn treo tại nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo, sự tôn trọng hoàn toàn không phải một món quà được ai đó hào phóng ban tặng mà là kết quả của sự cố gắng phấn đấu của bản thân mỗi con người.

Xem thêm:  Nghị luận vấn đề tình hình trật tự an toàn giao thông nước ta hiện nay
Loading…

– Có thể có người sẽ nghi ngờ tính chân lí của lời khuyên này. Chẳng phải ở trên đời có nhiều kẻ không cần cố gắng gì, không cần phải vất vả tìm kiếm ở đâu cũng có được sự tôn trọng đó sao? Ta đi xế hộp, ta xài hàng hiệu, ta sở hữu những vật dụng đắt tiền,.có thể ta đã trở thành tâm điểm của những ánh nhìn ngưỡng mộ. Khi tà phô trương gia thế, rất có thể khiến nhiều người thán phục. Nhưng, tất cả những điều vừa kể có thực thuộc về phạm trù “tôn trọng” mà ta đang bàn? Có thể nói ngay rằng, ở đây dường như có một sự nhầm lẫn – nhầm lẫn giữa sự tôn trọng mang đầy tính văn hoá dựa trên một cách đánh giá đầy lí tính với sùng phục mù quáng dựa trên những mặc cảm về thân phận hay một sự a dua có tính bầy đàn. Không, đó không thể được xem là sự tôn trọng đích thực! Tin vào sự “tôn trọng” kiểu đó là một ngộ nhận tai hại.

– Thái độ tôn trọng thường gắn với sự đánh giá mang tính khẳng định. Tuy nhiên, sự đánh giá đó chỉ có ý nghĩa, chỉ đáng tin khi nó phù hợp với đối tượng được đánh giá. Một con người chỉ đáng được tôn trọng khi tự họ tạo được một giá trị, tất nhiên, đó phải là giá trị thật chứ không phải giá trị ảo, và đó phải là giá trị do ta gây dựng chứ không phải giá trị vay mượn. Nếu ta chưa nhận được sự tôn trọng của người xung quanh, của cộng đồng, điều đó có nghĩa là ta chưa có được một giá trị đáng để xung quanh thừa nhận. Ta không thể oán trách ai mà chỉ có thể tự trách mình.

Xem thêm:  Phân tích ý nghĩa bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu

– Đúng là mỗi con người “phải tự mình kiếm lấy” sự tôn trọng của người đời bằng quá trình phấn đấu bền bỉ. Mức độ nỗ lực (và tiếp đó là mức độ thành công) của ta tỉ lệ thuận với mức độ tôn trọng mà xã hội dành cho mình. Dĩ nhiên, mọi nỗ lực đều phải hướng đến mục đích tốt đẹp, đều phải mang tinh thần cống hiến. Ta có thể cố gắng rất nhiều nhưng nếu mục đích của ta tầm thưởng cũng khó được người đòi nhìn nhận với thái độ nể phục. Có quá nhiều tấm gương trong lịch sử, trong đời sống xã hội hiện nay để ta học hỏi. Biết bao cá nhân vang danh vì những đóng góp lớn của họ cho cộng đồng. Người ta đã sống không vì những lời khen. Mọi lời khen chỉ là kết quả đến một cách tự nhiên, đôi khi không làm bận tâm lắm kẻ đã sống và lao động hết mình.

– Lời khuyên trên tấm áp phích là một lời khuyên đúng đắn. Nó kêu gọi ở mỗi người ý thức tự khẳng định. Nó xác nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong một cộng đồng. Nó cũng báo trước những thách thức mà ta phải vượt qua để tự xác lập một giá trị giữa cuộc đòi.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *